Sức khỏe 31/01/2023

16 thói quen giúp “F5” cuộc sống và sức khỏe của bạn

Bài Tuan Anh

Tạo lập những thói quen tốt cho sức khỏe và cuộc sống hàng ngày là điều bạn nên thực hiện thường xuyên. Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu qua bài viết sau.

Một số thói quen tưởng chừng đơn giản, nhưng nếu được thực hiện đều đặn, nó sẽ góp phần giúp cuộc sống của bạn đi đúng hướng, cải thiện sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu 16 phương pháp giúp bạn hướng đến sự hoàn thiện.

Cách

1. Thói quen uống một ly nước trước khi ngủ

Hãy uống một ly nước trước khi đi ngủ. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Sleep đã thử nghiệm với 20.000 người trưởng thành cho thấy mất nước vào ban đêm là nguyên nhân chính gây gián đoạn giấc ngủ và tiêu hao năng lượng.

Ảnh: Unsplash

2. Tập các bài thể dục ngắn khi quá bận rộn

Một số người quá bận rộn để đến phòng gym hay lên lịch cụ thể cho giờ tập. Lúc này, bạn hãy thử các bài tập ngắn cho thân trên (pull-up), thân dưới (squat), cơ bụng (plank) và 15 phút cardio. Qúa trình này chỉ mất khoảng 30 phút mỗi ngày.

3. Tập luyện thói quen tự nấu ăn

Học nấu ăn là điều cần thiết để bạn có thể tự tay xây dựng chế độ ăn phù hợp với bản thân. Ngoài ra, kỹ năng này không những giúp bạn có một thân hình cùng sức khỏe dồi dào mà còn giúp bạn khám phá những mùi vị tinh tế của thức ăn.

4. Bắt đầu ngày mới với bữa sáng đủ dinh dưỡng

Một bữa sáng giàu chất dinh dưỡng cung cấp nguồn năng lượng ổn định cho cơ thể, cả chất dẫn truyền thần kinh kích thích não bộ của bạn có được sự tập trung và rèn luyện ý chí cao hơn cho bản thân.

Ảnh: Unsplash

5. Tạo thói quen kiểm tra sức khỏe và mức testosterone

Theo NHS, mức độ testosterone của đàn ông giảm tự nhiên khoảng 2% mỗi năm từ giữa tuổi 30. Điều này dẫn đến tình trạng tụt giảm năng lượng cũng như khối lượng cơ bắp, đồng thời khiến bạn kém tập trung. Ngoài ra, hãy thường xuyên thăm khám sức khỏe tổng quát để đảm bảo các chỉ số sức khỏe bình thường.

8

6. Thoát khỏi căng thẳng

Bạn hãy xác định các tác nhân gây căng thẳng và tìm cách giảm bớt chúng. Ví dụ: Nếu công việc của bạn đang quá tải, bạn cần nói chuyện cởi mở với sếp để tìm hướng giải quyết, đồng thời đảm bảo sức khỏe tinh thần cho bản thân. Ngoài ra, bạn nên củng cổ khả năng tự phục hồi của bản thân bằng cách tản bộ, hít thở không khí trong lành để bình tĩnh hơn, có những góc nhìn và suy ngẫm thấu đáo.

7. Tìm người tập luyện đồng hành

Có người đồng hành tập luyện cũng như tranh đua cùng nhau là một động lực rất tốt.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Annals Of Behavioral Medicine cho thấy những người tập thể dục với bạn tập có thân hình cân đối hơn, khỏe hơn giúp họ tăng cường thời gian cũng như cường độ tập luyện lên 200%.

8. Mua hai đôi giày thể thao

Đừng bao giờ chạy hai ngày liên tiếp với cùng một đôi giày. Bởi lẽ, quá trình chạy tạo áp lực lên đế gấp ba lần trọng lượng cơ thể của bạn, và thường chúng cần48 giờ để lấy lại hình dáng ban đầu. Để bảo vệ các khớp và tránh chấn thương, bạn nên có hai đôi giày để thay phiên sử dụng.

10

9. Bỏ những thực phẩm, thức uống nhiều đường

Nghiên cứu từ Tạp chí Dinh dưỡng Mỹ cho thấy 1/3 lượng calo hàng ngày của chúng ta đến từ đồ uống có đường và nước ép trái cây. Điều này khiến lượng đường trong máu của bạn tăng lên và làm chúng ta thèm ăn. Hãy chọn trái cây tươi hoặc những thực phẩm ít/ không đường.

Ảnh: Unsplash

10. Học cách thở tốt hơn

Hãy tập tăng số bước trong mỗi hơi thở. Làm điều này để thở chậm hơn, sâu hơn, và hiệu quả hơn.

11. Tạo thói quen ăn bông cải xanh

Một nghiên cứu của Đại học Kanazawa về lợi ích của hóa chất thực vật sulforaphane có trong bông cải xanh cho thấy thức ăn này thúc đẩy quá trình trao đổi chất, chống lại tác động tiêu cực của thực phẩm giàu chất béo đối với trọng lượng cơ thể.

12. Tham gia các lớp tập luyện

Các bài tập tại nhà lặp đi lặp lại có thể khiến bạn nhàm chán, mất động lực. Hãy tham gia các lớp tập luyện sau giờ làm việc để tăng thêm sự đa dạng cho quá trình rèn luyện thể lực.

Một nghiên cứu của Les Mills fitness cho thấy hơn 90% người tập thể dục không bao giờ bỏ lỡ buổi tập chung với nhóm. Con số đó giảm xuống còn 43% ở những người hay rèn luyện thể chất một mình.

Ảnh: Unsplash

13. Khai thác thiết bị công nghệ

Các thiết bị và ứng dụng công nghệ ngày nay có thể phân tích dữ liệu, đo lường lượng calo bị đốt cháy, tốc độ, số bước đạt được và hơn thế nữa. Đây là những phương tiện tạo động lực đề bắt đầu và duy trì thói quen tập thể dục của bạn. Ngoài ra, bạn có thể đặt lời nhắc tập luyện trên thiết bị của mình.

14. Thói quen hoàn thành việc tập luyện trước tiên

Một số người trong chúng ta thường tập luyện vào buổi sáng, số khác lại là ban đêm. Bất kể thời gian nào trong ngày, bạn hãy cố gắng hoàn thành mục tiêu tập luyện đầu tiên trước khi làm những công việc khác. Điều đó giúp chúng ta tránh được sự trì hoãn các buổi tập sang ngày hôm sau.

15. Chánh niệm

Ông William Pullen – nhà trị liệu tâm lý và là tác giả của tác giả “Run For Your”, cho biết: “Hãy cố định bản thân trong hiện tại bằng cách đếm hơi thở của bạn – đếm đến 10, sau đó bắt đầu lại. Hoặc bạn thử bước chân – chân phải hoặc chân trái, đến 10. Hoặcb bạn có thể đếm cây cối hoặc những người chạy bộ để tạo lại thói quen chánh niệm, tập trung sự chú ý của bạn vào giây phút hiện tại.”

16. Xem lại thành quả hàng ngày của bản thân

Hãy dành chút thời gian để thiền vào đầu và vào cuối ngày. Ngoài ra, bạn nên ghi chép lại những thành quả công việc của bản thân,  đọc lại chúng vào cuối ngày, theo dõi hiệu quả công việc. Điều này giúp bạn không bỏ sót các hạng mục, khuyến khích bản thân phát triển.

Kỷ

__________

Bài: Thùy Dung

Tham khảo: Mr. Porter

No more