Tính Nam Độc Hại và những người đàn ông bị bỏ rơi với Cái Tôi mỏng manh

Bài ELLE Man

Đàn ông thường được dạy rằng họ phải phấn đấu tất cả cho sự “nam tính”, bất cứ điều gì xâm phạm tới sự nam tính thì đều đẩy họ vào nguy hiểm và họ buộc phải phòng vệ. "Tính Nam Độc Hại" khiến nam giới trở thành nạn nhân bị cô lập trong ốc đảo mang tên "định kiến giới" như phái nữ, phải lẻ loi chịu đựng gánh vác quá nhiều trách nhiệm và đối mặt với những cảm xúc và hành động tiêu cực.

Không ít lần chính chúng ta hay những người bên cạnh từng nhìn thấy một bé trai khóc và nói với cậu ấy rằng “con trai thì phải mạnh mẽ không được khóc”, đó là một trong những lần đầu tiên trong đời chúng được truyền cho tư tưởng về Tính Nam Độc Hại.

Vậy thực sự Tính Nam Độc Hại là gì? 

Theo từng thời kỳ với từng kỳ và đặt trong từng bối cảnh xã hội khác nhau thì cách định nghĩa về tư tưởng nam tính độc hại trở nên khác nhau. Hiểu một cách đơn giản, nam tính độc hại là những kỳ vọng đặt lên người đàn ông, nó cho rằng đàn ông là phải mạnh mẽ, buộc họ phải che giấu cảm xúc, không được khóc hay thậm chí không được bộc lộ sự yếu đổi của mình ra bên ngoài, đàn ông là phải biết dùng nắm đấm của mình để thể hiện sức mạnh, đàn ông là phải biết chút bia rượu, phải tập thể dục thể thao, phải có râu và từ chối tất cả những gì đi ngược lại với sự nam tính. 

Ngoài ra tính nam độc hại còn khuyến khích mở rộng quyền lực, ham muốn thống trị, cảm xúc tức giận, hành động luôn phải dứt khoát và không bao giờ được sợ hãi cùng sự tuyệt đối bài trừ những gì liên quan đến tính nữ.

Quá nhiều người đàn ông đang bị mắc kẹt trong cùng một mô hình của tính nam độc hại. Nơi những tổn thương của họ trở thành yếu điểm và là thứ để người khác coi thường. Họ không có ngôn ngữ nào để diễn đạt tình trạng mắc kẹt của mình ngoài bạo lực, chất kích thích và vô số những hành động cực đoan khác. Có một thực tế phải thừa nhận rằng hầu hết những tác động mà tính nam độc hại mang tới đều vô cùng tiêu cực và ảnh hưởng xấu đến không chỉ đến những người đàn ông mà còn là những con người xung quanh họ và toàn xã hội. 

Một số tác động có thể kể đến như:

1. Mất đi khả năng thấu hiểu cảm xúc của chính mình

Cảm xúc duy nhất được thừa nhận theo “tiêu chuẩn” của nam tính độc hại là sự giận dữ. Nếu có bất kỳ cảm xúc nào khác xuất hiện thì sao? Đàn ông sẽ tự nói với chính mình rằng chúng không nên tồn tại, chúng ủy mị và yếu đuối. Và họ chọn cách kìm nén chúng lại. Nhưng có một sự thật rằng, cảm xúc bị kìm nén sẽ không bao giờ mất đi, một ngày nó đó chúng sẽ tìm cách bùng phát một cách tiêu cực độc hại và bạo lực hơn. 

Ảnh: Cian Hogan | Discorder Magazine

Họ từ chối những cơ hội để thừa nhận sự yếu đuối hay tính đa dạng của những trạng thái cảm xúc bên trong mình và điều này tạo ra rào cản rất lớn để một cá nhân có thể chấp nhận và thấu hiểu cảm xúc của chính mình. Đồng nghĩa với việc từ chối bản thân để theo đuổi những giá trị nằm bên ngoài mình.

Ngoài ra việc kìm nén cảm xúc còn liên quan tới việc tạo ra các vấn đề tâm lý gia tăng ở nam giới như trầm cảm, căng thẳng và lạm dụng chất gây nghiện

11

2. Khuyến khích những hành vi bạo lực

Nam tính độc hại dạy rằng đàn ông sử dụng bạo lực để có được sự tôn trọng. Nắm đấm và sức mạnh trong tư tưởng nam tính độc hại là một. Họ từ chối đối thoại hay chọn lựa những giải phải biện đến ngôn từ vì với họ trò chuyện là thứ gì đó rất đàn bà và yếu đuối. Và bạo lực là điều duy nhất mà những kẻ bị đóng khung trong tư tưởng nam tính độc hại dùng để giải quyết tất cả những mâu thuẫn và áp dụng cho mọi tình huống mà những người đàn ông này cảm thấy sự nam tính của mình đang bị đe dọa.

Điều này thể hiện qua không chỉ những hành động bạo lực cực đoan như chiến tranh,  xả súng, hay giết người trong cơn giận giữ. Mà nó còn khéo léo được nuôi dưỡng ở gia đình trong mối quan hệ vợ chồng, việc nuôi dạy con cái và biến nó thành một vòng lặp không hồi kết

3. Tác động tiêu cực lên xã hội

Nam tính độc hại góp phần cấu thành nên một xã hội gia trưởng đáng kể. Nó khiến cho đàn ông có tuổi thọ ngắn hơn phụ nữ, có nhiều khả năng tử vong do tự tử và trên thực tế có nhiều kẻ phạm tội vì bạo lực là nam giới hơn phụ nữ (và chính những kẻ phạm tội ấy hầu hết cũng từng là nạn nhân của bạo lực).

4. Khiến đàn ông hạ thấp phụ nữ

Những gì thuộc về tính nữ không được phép chào đón ở khuôn mẫu của nam tính độc hại. Điều này mang tới cho những người đàn ông một tư tưởng hạ thấp phụ nữ. Họ cho rằng tính nam thì cao cấp hơn tính nữ. Và đàn ông có trách nhiệm gánh vác nhiều hơn nên họ có vị thế cao hơn.

Nguyên

5. Tính Nam Độc Hại tác động tiêu cực lên những người xung quanh

Người sống xung quanh những người đàn ông bị ảnh hưởng bởi tính nam độc hại thường sẽ phải chịu một sự kiểm soát và áp chế nhất định từ họ. Thậm chí là phải chịu đựng những hành vi bạo lực hay những tác động tiêu cực về mặt tinh thần. 

6. Khuyến khích những hành vi quấy rối tình dục ở nam giới

Nam tính độc hại dạy cho đàn ông rằng họ được định nghĩa bằng năng lực trong việc chiếm đoạt phụ nữ, và một cách phổ biến để đàn ông khẳng định sự thống trị của họ là thông qua tấn công và quấy rối tình dục .

Những người đàn ông như vậy cũng có nhiều khả năng cưỡng hiếp phụ nữ nếu họ thù địch với phụ nữ, họ muốn thống trị bằng tình dục hoặc họ cảm thấy mình có quyền trên cơ thể của người phụ nữ.

Khi

7. Sợ hãi thất bại và sai lầm

Có lẽ nhiều người sẽ không đồng ý vì họ cũng được dạy rằng “thất bại là mẹ thành công” và họ tin vào điều đó. Nhưng thực tế thì không nhiều người đàn ông dám thất bại vì điều đó đe dọa tới sự nam tính, sức mạnh và tầm ảnh hưởng của họ. Họ sợ hãi bị coi thường và nhìn nhận như một người yếu kém. 

Điều này rõ ràng là một rào cản đối với những cá nhân bị tính nam độc hại chi phối và gây nên những áp lực tiêu cực đè nặng lên họ.

Lời kết

Có một thực tế phải thừa nhận rằng ít nhiều gì đàn ông đều phải chịu những thứ áp lực vô hình từ những khuôn mẫu nam tính chuẩn mực. Vì cũng như phụ nữ, đàn ông chúng ta cũng là nạn nhân của những định kiến giới. Sau cùng thì việc đề cập đến tác động tiêu cực của tính nam độc hại không phải là để lên án hay chỉ trích mà là để nhận thức thêm về những áp lực mà nam giới phải chịu đựng, như cách mà Chimamanda Ngozi Adichie – một nữ văn sĩ người Nigeria từng đoạt những giải thưởng văn chương lớn như Anisfield-Wolf Book Award for Fiction (2007), National Book Critics Circle Award for Fiction (2014), Shorty Award for Literature (2018) – đã nói “Cho tới tận bây giờ, điều tệ hại nhất mà chúng ta gây ra cho đàn ông bằng cách luôn khiến họ phải cảm thấy thật khó khăn, đó là chúng ta bỏ mặc họ với những cái tôi mỏng manh.”

"Sự

Tạp chí Phái mạnh ELLE Man

Bài: Kim Oanh

No more