Top 30 công ty startup hàng đầu Đông Nam Á (Phần 3)

Bài ELLE Team

Bất cứ một nhóm ngành nào cũng đều có những người tiên phong rồi trở thành những "gã khổng lồ" tạo nền móng vững chắc cho ngành đó phát triển về sau. Họ không những là những người có dày dặn kinh nghiệm mà còn là tiêu chuẩn lý tưởng của các thế hệ mới dấn thân vào con đường gầy dựng các công ty startup.

Trong phần cuối này, ELLE Man muốn đưa mọi người đến với 7 tên tuổi “khổng lồ” trong danh sách công ty startup hàng đầu Đông Nam Á. Họ cũng từng là những người mới bắt đầu nhưng với tầm nhìn sáng suốt, hướng đi đúng đắn và với vị thế của những kẻ tiên phong, 7 cái tên này ngày nay đã trở thành 7 “gã khổng lồ” trong từng nhóm ngành.

1/ Anthony Tan, công ty startup Grab, Singapore

cong ty startup - elle man (2)
Ảnh: Grab

Công ty của gia đình Anthony Tan chính là Tan Chong Motors, một tập đoàn đa quốc gia trong ngành lắp ráp, sản xuất, phân phối, buôn bán xe hơi có trụ sở tại Malaysia. Tuy vậy, Anthony vẫn muốn đi trên con đường riêng của mình dựa trên dự án mình từng ấp ủ khi còn là sinh viên ngành kinh doanh tại Harvard. Ông cùng Tan Hooi Ling, cũng là một cựu sinh viên của đại học Harvard đã bắt tay phát hành một ứng dụng mang tên MyTeksi ở Malaysia. Tại Singapore ứng dụng này được biết đến dưới tên GrabTaxi.

Hiện tại, ứng dụng book xe GrabTaxi được 39 triệu hành khách tin dùng trên 8 quốc gia ở khu vực Đông Nam Á. Theo ước tính, cứ trung bình một ngày có khoảng 4 triệu lượt khách hàng sử dụng ứng dụng đặt xe để di chuyển.

Sau này Anthony Tan đã chuyển hướng đi của GrabTaxi, ông bỏ đi từ “Taxi” để vạch định rõ ràng hướng đi sau này của công ty. Grab dần trở nên đa dạng loại hình phục vụ hành khách hơn như đi chia sẻ chuyến đi, mở rộng ra các phương tiện khá như xe đạp, motor rồi cả các loại hình khác như giao thức ăn và chuyển phát nhanh.

Một điều quan trọng là Anthony đã thể hiện được tham vọng biến ứng dụng này thành một “siêu ứng dụng thường ngày” của Đông Nam Á. Grab đã mở rộng phạm vi thanh toán ứng dụng bằng Grab Pay vào ví điện tử Đông Nam Á. Hiện tại doanh thu hàng năm Grab thu vào đã vượt ngưỡng 1 tỷ đôla.

Giai đoạn tài trợ mới nhất: Được đầu tư cho 1 tỷ đôla trong vòng cấp vốn đầu tiên của Toyota.

2/ Ferry Unardi, công ty startup Traveloka, Indonesia

cong ty startup - elle man (3)
Ảnh: Traveloka

Unardi không phải là sinh viên duy nhất của trường đại học kinh doanh Harvard trong danh sách này. Tuy nhiên anh khác với họ đó là anh đã không tốt nghiệp.

Ý tưởng thành lập Traveloka bắt nguồn từ sự việc Unardi gặp khó khăn khi đặt vé máy bay đến Indonesia vào học kì đầu tiên của chương trình MBA. Anh quyết định hợp tác với Derianto Kusuma và Albert Zhang là những người cùng chung mục tiêu như anh. Họ là những học viên Công nghệ thông tin có kinh nghiệm ở Mỹ. Cuối cùng công ty startup Traveloka đã được thành lập vào năm 2012.

Traveloka cung cấp dịch vụ đặt vé máy bay và đặt phòng khách sạn trực tuyến, Traveloka chiếm hơn 80% thị phần chuyến bay tại Indonesia. Tại thị trường Indonesia, đối thủ chính của Traveloka chính là một ứng dụng có chức năng cung cấp những dịch vụ tương tự đến từ Indonesia là Tiket, bên cạnh đó là các đối thủ ngoại quốc như như Agoda, Booking.com, Trivago và SkyScanner.

Năm 2017, ứng dụng du lịch khác có trụ sở tại Mỹ là Expedia đầu tư mạnh vào Traveloka, và việc này dẫn đến nhiều thông tin cho rằng giá trị của Traveloka tăng lên đến 1 tỷ đôla, thậm chí có nguồn tin cho rằng con số đó phải là gấp đôi. Nó cũng là một bước đệm cho Unardi đưa Traveloka có mặt khắp Đông Nam Á.

Giai đoạn tài trợ mới nhất: Traveloka nhận được 350 triệu đô la Mỹ vào vòng cấp vốn cuối cùng do Expedia tài trợ.

3/ Forrest Li, công ty startup Sea Limited, Singapore

cong ty startup - elle man (2)
Ảnh: Sea, Forrest Li bên phải

Sinh ra ở Thiên Tân, Trung Quốc, Forrest Li đã từng làm việc cho MTV Networks, Motorola, và theo học MBA tại Đại học Stanford. Ông xem Steve Jobs như nguồn cảm hứng cho con đường lập nghiệp của mình (ông đã từng có mặt trong bài phát biểu khởi đầu nổi tiếng của người đồng sáng lập Apple). Li được nhiều người biết đến với tư cách là người thiết rập ra Garena – nền tảng cung cấp internet và sản xuất game.

Garena là một trong những nhà xuất bản trò chơi hàng đầu trong khu vực và sau đó được đổi tên thành Sea vào năm 2017. Giờ đây Garena cũng sở hữu cả ứng dụng  thương mại điện tử Shopee và ứng dụng ví điện tử AirPay.

Sea đã kiếm được 155 triệu đô la Mỹ trong quý 1/2018. Trong đó một phần đóng góp không nhỏ nhờ vào doanh thu của “chú sư tử” Garena. Trong sàn giao dịch chứng khoáng tháng 10 năm 2017, công ty có giá trị cổ phiếu 4,9 tỷ đô la Mỹ và tăng thêm 884 triệu đô la Mỹ.

4/ Nadiem Makarim, công ty startup Go-Jek, Indonesia

cong ty startup - elle man (1)
Ảnh: Go-Jek

Go-Jek được coi là một trong những công ty startup phát triển với tốc độ chóng mặt và là một “Unicorn” đầu tiên của Indonesia. “Unicorn startup” là thuật ngữ để ám chỉ những công ty startup xuất sắc có giá trị trên 1 tỷ đôla. Nadiem bắt đầu hoạt động vào năm 2010 với một trung tâm điều phối xe chỉ có vỏn vẹn 20 tài xế xe máy.

Phạm vi dịch vụ của công ty startup bây giờ bao gồm ví điện tử Go-Pay, giao hàng thực phẩm và thuốc, mua sắm thực phẩm dựa trên ứng dụng, dịch vụ chuyển phát theo yêu cầu và đặt dịch vụ mát-xa và làm sạch nhà cửa. Nhưng đó vẫn chưa phải là danh sách đầy đủ các dịch vụ của Go-Jek.

Với các dịch vụ và sản phẩm đa dạng, Go-Jek được xem là đang theo đuổi con đường “siêu ứng dụng”. Giống như đối thủ và cũng là cựu bạn học cùng lớp, Anthony Tan của Grab, Nadiem đã đặt tầm nhìn của mình vào khu vực Đông Nam Á, một thị trường màu mỡ đầy tiềm năng để khai thác. Vào tháng 5 năm 2018, Go-Jek chính thức tuyên bố dự định chĩa mũi đầu tư vào các thị trường Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam – và sẽ chi 500 triệu đôla để thực hiện khát vọng đó.

Hiện tại, các nhà đầu tư quốc tế của Go-Jek đã bao gồm những gã khổng lồ trong lĩnh vực công nghệ là Google và Tencent.

Giai đoạn tài trợ mới nhất: 1,5 tỷ đôla cho vòng cấp vốn cuối cùng do Tencent tài trợ.

5/ Patrick Grove, công ty startup Iflix, Malaysia

cong ty startup - elle man (4)
Ảnh: Tech in Asia, Patrick Grove bên phải

Một cách ngắn gọn để mô tả Iflix chính là Netflix của Đông Nam Á. Người đồng sáng lập ra nó, Patrick Grove vẫn luôn nói rằng ông không muốn so sánh công ty mình với các “ông lớn” Mỹ. Quang điểm của Grove không phải là nói suông, mọi người có thể theo dõi hồ sơ của ông và sẽ bất ngờ với danh sách những cái tên được Grove bắt đầu gồm Catcha Group, iProperty, Rev Asia, và iCar Asia.

Trong năm 2006, sau thời gian cố gắng không ngừng nghỉ để vận hành ổn định Catcha khi bong bóng thị trường dotcom (ý nói những trang web các công ty trên mạng lưới toàn cầu với tên miền là .com bị đầu cơ rồi bán ra giá cao) xảy ra, ông bắt đầu phát triển IProperty Group. Chỉ trong vòng một năm, cổng thông tin bất động sản đã cho lên sàn chứng khoán lần đầu ra mắt công chúng tại thị trường chứng khoán Úc. Sau đó, ông đã bán công ty cho Tập đoàn REA của Rupert Murdoch với giá 534 triệu đô la Mỹ.

Kể từ đó, Grove đã nhắm đến một sự ra mắt thương mại lớn hơn, quy mô hơn nữa – một đợt chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng khổng lồ cho Iflix ở Mỹ. Tuy nhiên, công ty Malaysia phải đối mặt với Netflix và Hooq, cũng như dịch vụ video sắp tới của Disney. Iflix đã thực hiện các dịch vụ video theo yêu cầu ở 25 quốc gia trên khắp Châu Á và Châu Phi, với lập trình bằng 14 ngôn ngữ.

Giai đoạn tài trợ mới nhất:  133 triệu đôla cho vòng gọi vốn quy mô lớn do Hearst Communications tài trợ.

6/ Tan Min-Liang, Công ty startup Razer, Singapore

cong ty startup - elle man (5)
Ảnh: Tan Min-Liang tại Tech in Asia Singapore 2017

Razer, nghe quen chứ? Với những ai là gamer thì không lầm đâu, đây chính là người đứng sau những phụ kiện chơi game (chuột vi tính, bàn phím, tai nghe nhạc,…) của Razer lừng danh. Tan Min-Liang từng làm công việc luật sư cho Tòa án Tối cao Singapore trước khi tạo ra con chuột chơi game Razer Boomslang vào năm 1999. Anh và người đồng sáng lập Robert Krakoff đã nắm được toàn bộ quyền hạn đối với thương hiệu Razer 6 năm sau đó.

Vào năm 2017, Tan đã dẫn Razer lên sàn phát hành cổ phiếu lần đầu trước công chúng, điều này đã giúp Tan trở thành tỷ phú trẻ tự lập vào thời điểm đó. Công ty đã huy động được 500 triệu USD trong đợt phát hành cổ phiếu đó với mức định giá 4,4 tỷ USD.

Hiện tại, Razer cung cấp giao diện người dùng và máy tính xách tay chơi game, cũng như giao diện trò chuyện VoIP cho các game thủ. Tháng 7/2018, Razer cũng tung ra một ứng dụng ví tiền kỹ thuật số, Razer Pay, tại Malaysia.

7/ William Tanuwijaya, công ty startup Tokopedia, Indonesia

cong ty startup - elle man (1)
Ảnh: Tech in Asia

Tanuwijaya đồng sáng lập thị trường trực tuyến Tokopedia vào năm 2009 và hiện là Giám đốc điều hành của Tokopedia. Trong những ngày đầu đưa công ty vào hoạt động, ông và đối tác của ông, Leontinus Alpha Edison, đã phải chật vật vận động gây quỹ cho công ty startup của mình trong một môi trường đầy hoài nghi về sự thành công tiềm năng của một doanh nghiệp internet địa phương.

Giống như Lazada, Tokopedia được hỗ trợ bởi Alibaba công nghệ cao của Trung Quốc và là một trong những nền tảng thương mại điện tử mạnh nhất ở Indonesia.

Tương tự như Alipay của Alibaba, Tokopedia có ví thanh toán trực tuyến riêng của mình, TokoCash. Nền tảng này sẽ phải cạnh tranh với những người chơi công nghệ thanh toán trực truyến khác đang nhắm mục tiêu những người mua sắm trực tuyến ở Indonesia, chẳng hạn như Akulaku và FinAccel, cung cấp tín dụng, và tất nhiên không thể không nhắc đến Go-Jek. Trình phát thương mại điện tử Bukalapak cũng có nền tảng thanh toán điện tử của riêng mình có tên BukaReksa.

Giai đoạn tài trợ mới nhất: 1,1 tỷ ở vòng vay vốn quy mô lớn dẫn đầu tài trợ bởi Alibaba.

Xem thêm

Top 30 công ty startup hàng đầu Đông Nam Á (Phần 1)

Top 30 công ty startup hàng đầu Đông Nam Á (Phần 2)

Bài viết: Hades (Tạp chí Phái mạnh ELLE Man, nguồn tham khảo: techinasia)

No more