Không khoe vật chất, rich kid thế hệ mới thể hiện độ giàu ra sao?

Bài ELLE Man

Một chiếc túi xách Louis Vuitton, một chiếc xế hộp Bugatti hàng triệu đô la, hoặc một chiếc đồng hồ hiệu Rolex sáng bóng thường là những dấu hiệu quen thuộc và kinh điển khẳng định đẳng cấp của giới thượng lưu. Nhưng sự hào nhoáng đó đang dần trở nên ít phổ biến hơn trong “hội rich kid thế hệ mới” ngày nay. Họ bắt đầu chuyển hướng và dành sự quan tâm của mình nhiều hơn về an ninh, quyền riêng tư, và thích một cuộc sống hưởng thụ kín đáo hơn.

Đã qua rồi cái thời vật chất là thước đo của địa vị quyền lực và khối tài sản kếch xù. Ngày nay, những rich kid thế hệ mới cũng như các bậc phụ huynh nhà siêu giàu (những người thuộc top giàu nhất thế giới) định hướng con cái đầu tư vào những giá trị phi vật chất và những tài sản vô hình nhưng sẽ trường tồn cùng năm tháng. Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu trong bài viết sau.

Từ sự thay đổi tiêu chuẩn khoe vật chất được hội rich kid thế hệ mới xem là đã lỗi thời

Và trong thời đại mà sự đề cao vật chất và ngoại hình lên ngôi với mức độ tiêu thụ hàng hóa chóng mắt thì dù bạn thuộc tầng lớp thượng lưu lẫn tầng lớp trung lưu đều có thể sở hữu cùng một thương hiệu cao cấp, nên hội rich kid thế hệ mới đã thôi chạy theo những món hàng của các thương hiệu xa xỉ mà thay vào đó là đầu tư vào những khía cạnh phi vật chất để thể hiện đẳng cấp riêng của mình. Elizabeth Currid-Halkett – tác giả người Mỹ cuốn sách The Sum of Small Things: A Theory of an Aspirational Class – gọi văn hoá tiêu dùng mới này là “tiêu dùng kín đáo”. Ngược lại với kiểu “tiêu dùng phô trương” mới này là sử dụng vật chất bên ngoài để thể hiện đẳng cấp xã hội – đây được xem là tiêu chuẩn của giới nhà giàu trước đó.

hoi rich kid - elle man - 1

Ảnh: Anke Grelik/ Getty

Họ muốn là người tiên phong trong việc định hướng lại một phiên bản nhà giàu mới có gu hưởng thụ tốt hơn bằng việc đầu tư vào những thứ có giá trị bền vững cho cuộc sống lâu dài. Hội rich kid thể hệ mới này củng cố vị thế của mình thông qua kiến thức chuyên môn và xây dựng vốn văn hóa. Điều này khiến tư tưởng mua đồ đắt giá không còn ý nghĩa thể hiện đẳng cấp nữa. Bằng chứng là theo khảo sát chi tiêu tiêu dùng ở Mỹ, kể từ năm 2007 đến 2020, top 1% giới thượng lưu (những người giàu nhất) ngày càng cắt giảm chi tiêu vào những món hàng hoá xa xỉ.

Cho đến việc đầu tư nhiều vào giáo dục để tiến đến sự dịch chuyển xã hội

Việc tiêu dùng kín đáo thường không được chú ý bởi tầng lớp trung lưu nhưng lại khiến giới thượng lưu quan tâm khiến việc đó trở nên đặc biệt. Currid-Halkett đã mô tả điều này như một tín hiệu của giới thượng lưu để “nhận biết văn hóa” với nhau và củng cố vị thế mà những người thích phô trương “sự giàu có” của tầng lớp thấp hơn không thể làm được. Việc thể hiện kiến thức cũng như văn hóa cho phép một người tận dụng để leo lên các bậc thang xã hội và tạo những mối quan hệ giá trị hơn.

JC Pan của tờ báo The New Republic mô tả cách các bậc cha mẹ cố gắng tái tạo vị thế cho con cái của họ bằng cách mua cho con cái họ những gói chăm sóc sức khoẻ, đưa chúng đi du lịch,… Và quan trọng nhất là trang bị cho chúng mọi lợi thế về giáo dục từ việc đầu tư cho con cái học ở những trường mầm non cao cấp cho đến các việc tuyển chọn các giáo viên SAT và chi trả học phí tại Ivy League (Ivy League là một nhóm trường Đại Học Tư Thục ưu tú lâu đời dành cho những giới quyền quý ở Mỹ).

hoi rich kid - elle man - 2

Ảnh: Maddie Meyer/ Getty

Trong năm 2014, giới thượng lưu top 1% (những người giàu nhất) chi tiêu nhiều hơn 860% so với mức trung bình của quốc gia cho lĩnh vực giáo dục. Họ sẵn sàng chi hàng triệu đô để sống gần các trường tiểu học và trung học công lập tốt nhất đất nước. Có những người còn sẵn sàng chi trả $60,000 đô la cho một chuyến tham quan trường đại học bằng phi cơ riêng. Điều khiến họ đầu tư lớn cho giáo dục là hy vọng mang đến cho con cái của mình một tương lai thành công và có định hướng tốt.

Currid-Halkett nhấn mạnh rằng đối với tầng lớp thượng lưu ngày nay, sự lựa chọn tiêu thụ kín đáo giúp bảo đảm và duy trì vị thế xã hội, ngay cả khi họ không nhất thiết phải thể hiện nó. Họ khẳng định vị thế bản thân bằng kiến thức họ có và những thành tựu trong công việc của mình.

Người

Sức khỏe thể chất và tinh thần cũng thể hiện vị thế của hội rich kid thế hệ mới

Theo tờ Vogue đã báo cáo trong năm 2015 rằng sức khỏe thể chất và đầu tư vào kiến thức cũng như tinh thần đã trở thành một biểu tượng của sự sang trọng, và điều đó rất đúng. Theo phân tích của Simon Kuper trong tờ báo Financial Times, rich kid thế hệ mới có xu hướng chi mạnh cho việc tập thể dục thể thao hơn cho những sản phẩm làm đẹp bởi họ tin một cơ thể đẹp là khi nó khoẻ mạnh. Thay vì khoe khoang những món đồ hiệu xa xỉ, thì họ lại có xu hướng chia sẻ về những chuyến leo núi cùng gia đình trên Facebook.

hoi rich kid - elle man - 3

Ảnh: Equinox Facebook

Một số con nhà giàu ở New York sẵn sàng trả tới 900 đô la một tháng để làm thành viên tại Performix House của Manhattan, một phòng tập thể dục đẳng cấp với quy trình đăng ký nghiêm ngặt, lối vào riêng và studio ghi hình cho những người nổi tiếng trên mạng xã hội. Thậm chí, họ sẵn sàng chi trả $26,000 để làm thẻ thành viên độc quyền dành cho những người hay đi du lịch và họ có thể sử dụng dịch vụ tại tất cả các chuỗi phòng tập gym chuẩn quốc gia.

Rõ ràng thế giới đang vận động liên tục và biến đổi không ngừng, vì thế những tiêu chuẩn phân định tầng lớp lâu đời cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Và như một xu hướng, dù trong ngành công nghiệp thời trang hay trong thể hiện vị thế của mình, tâm điểm của xã hội hiện nay xoay quanh các giá trị xã hội mang tính lâu dài và bền vững hơn.

Hãy

Tạp chí Phái mạnh ELLE Man

Lượt Dịch: Mie Ng (Nguồn: businessinsider)

No more