Kiến thức điện ảnh: Thuật ngữ cho các “mọt phim” (P.1)

Bài ELLE Man

Nếu là một tín đồ yêu thích phim ảnh thì bạn hãy cùng ELLE Man điểm qua phần 1 những thuật ngữ điện ảnh và xem mức độ am hiểu của mình đã lên đến mức “cuồng” chưa nhé!

Bạn có phải là một “mọt phim”? Bạn có thể ngấu nghiến đủ mọi thể loại phim điện ảnh từ Hàn Lâm đến giải trí bom tấn, cũng như thường tham gia các diễn đàn điện ảnh. Vậy hãy đọc qua phần 1 của series “Thuật ngữ điện ảnh” và xem bạn đã thật sự “cuồng” phim chưa nhé!

1. Motion Capture:

Công nghệ ghi hình chuyển động, thường được dùng trong các phim 3D, 2D hoặc trò chơi điện tử, công nghệ này giúp ghi lại các nét diễn của diễn viên thật và sử dụng kỹ xảo để tái hiện lại biểu cảm đó áp dụng lên các nhân vật 3D, 2D…  như phim Avatar, toàn bộ các nhân vật đều sử dụng công nghệ motion capture,  hoặc tiêu biểu nhất chính Gollum trong Chúa Nhẫn (Lord of the Rings), đây được xem như nhân vật tiên phong trong kỷ nguyên motion capture.

Một trong những điểm gây tranh cãi khi áp dụng công nghệ này hiện nay chính là việc công nhận khả năng diễn xuất của các diễn viên, các cuộc tranh luận xoay quanh các giải thưởng cống hiến có nên gọi tên các diễn viên sử dụng motion capture trong quá trình làm phim.

 

2. Easter Egg: 

Đây là thuật ngữ quen thuộc với những “mọt phim”, đặc biệt là những fan của Marvel, Disney và Pixar. Người xem thường xuyên bắt gặp các easter egg trong phim ảnh, cụm từ này dùng dùng để chỉ những chi tiết gợi nhắc về một tác phẩm điện ảnh nào đó xuất hiện trong phim, dù chỉ là thoáng qua.

Đa số các easter egg xuất hiện có nhiều mục đích khác nhau như để cài cắm sự xuất hiện của một bộ phim sắp ra mắt trong chuỗi phim, hoặc dùng để gợi nhắc về nhân vật nguyên tác. Trong phim Deadpool, ước tính có đến 101 easter eggs đã xuất hiện, hoặc trong Iron Man, chi tiết cài cắm về Captain America đã được nhắc đến thoáng qua trong phân cảnh Tony thử bộ giáp mới của mình, hoặc trong Captain America: Winter Soldier, nhân vật Crossbones (Frank Grillo) có đoạn đeo hai dây quần chéo, tạo thành chữ X, chi tiết này gợi nhắc về trang phục đầu lâu xương chéo của nhân vật nguyên tác.

3. MacGuffin:

Cụm từ này chưa chắc các “tín đồ” mê phim lâu năm đã biết được, MacGuffin dùng để chỉ một đối tượng, vật thể, món đồ hay mục tiêu nào đó mà nhân vật chính theo đuổi trong suốt hành trình của mình. Thuật ngữ này đa số được dùng trong phim kinh dị, thường xuất hiện ở đầu phim và sau đó mang tính kết nối, tạo cao trào và giảm dần tính quan trọng ở gần cuối phim.

Ba khối hộp Mother Box trong Justice League.

Tuy nhiên, xét về mặt cốt truyện, MacGuffin đóng vai trò khá quan trọng và đôi lúc nó được xây dựng một cách mơ hồ, trở thành động cơ của nhân vật chính nhưng đến cuối cùng thì nó lại trở thành một thuyết âm mưu bài bản. Các MacGuffin trên màn bạc đa phần rất dễ nhìn thấy như trong Liên minh công lý, MacGuffin của đội Justice League là đi tìm và phá huỷ các khối Mother Box, hoặc trong hành trình của Aquaman thì nhân vật chính (do Jason Momoa đóng) có mục tiêu rất cụ thể là đi tìm và sở hữu cây đinh ba làm chủ 7 đại dương.

Justice

4. Long take:

Thuật ngữ này dùng trong kỹ thuật quay phim, hiểu đơn giản nhất thì một cảnh “long take” là cảnh quay kéo dài không cắt, tập trung đi theo nhân vật và không có lần chuyển cảnh nào trong một thời gian nhất định, kỹ thuật này tạo được ấn tượng mạnh cho người xem bởi khán giả gần như đi theo nhân vật trong một hành trình rất dài, tạo nên sự đồng cảm cao độ cũng như dễ dàng cảm nhận câu chuyện mà phim muốn kể một cách nhanh hơn, cảnh quay này còn thể hiện được cách sắp xếp tài tình của đạo diễn và ekip trong kỹ thuật quay dựng của mình.

Bố già với cảnh quay đầu tiên qua khu hẻm nghèo Sài Thành là một minh chứng cụ thể của long-take.

Bố

5. Blocking:

Thuật ngữ này thường ít được biết đến do tính chất của nó thường chỉ đến hướng di chuyển, cách tác động của một hay nhiều nhân vật đến môi trường chung quanh, nên xét về sự đặc sắc hoặc tính rõ ràng để nhìn nhận, thì nó có phần hạn chế hơn những khái niệm khác.

Thường xuất hiện nhất trong các phân cảnh nhân vật tạo bất ngờ hoặc có thay đổi trong chuyển biến tâm lý cả phim. Minh hoạ cho khái niệm này rõ ràng nhất và được ứng dụng nhiều nhất có thể kể đến Joker, nếu bạn để ý kỹ cách Joker đi lên các bậc thâng trong khoảng đầu phim và cảnh phim nhân vật này nhảy múa đi xuống bậc thang gần cuối phim hoàn toàn khác nhau.

Đầu phim Joker…
…đoạn nhảy múa cuối phim.

Cả về không gian chung quanh và tạo hình nhân vật, một u tối với tone màu trầm buồn, quần áo nhân vật gần như ẩn vào trong bóng tối chung quanh, cảnh thứ hai nhân vật vui vẻ với quần áo rực rỡ cùng không gian tươi sáng hơn hẳn.

 

6. Spin-off:

Khái niệm này dành cho các phần phim phụ hoặc phim riêng được làm ra từ loạt phim gốc đã nổi đình nổi đám trước đó.

Các phần spin-off có thể khai thác các nhân vật được yêu mến của loạt tác phẩm gốc hoặc cũng có thể là phần tiền truyện trước khi các sự kiện trong phần phim chính chưa diễn ra. Ví dụ như loạt phim Fantastic Beasts được dựng nên sau loạt phim bom tấn Harry Potter, hoặc loạt phim The Hobbits sau The Lord of the Rings.

 

7. Plot twist:

Các tín đồ mê điện ảnh hẳn không còn xa lạ với thuật ngữ này, cụm từ này mang ý nghĩa là những nút thắt mang tính bất ngờ, có thể thay đổi hoàn toàn cục diện, là bước ngoặt để phim rẽ theo một hướng hoàn toàn khác và với khán giả, đôi khi nó là “một cú lừa” ngoạn mục. Khiến cho người xem gần như bị shock sau từng ấy thời gian đi theo nhân vật và trải qua những gì nhân vật từng trải qua.

Các tác phẩm kinh điển về plot twist trong những năm gần đây có thể kể đến là Get OutUs. Đặc biệt trong Us, người xem hoàn toàn bất ngờ về thân phận nữ chính ở cuối phim, một nút thắt được gỡ ra làm người xem hoàn toàn kinh ngạc, ranh giới của trắng-đen, thiện-ác gần như không còn và người xem phải trầm trồ vì ăn phải một quả lừa rõ to.

 

8. Cyberpunk:

Đây là một thuật điện ảnh ngữ phổ biến trong những năm gần đây khi dạng phim khoa học viễn tưởng đã đến một tầm cao mới, tạo ra những nhánh nhỏ khác nhau và cyberpunk ám chỉ thể loại phim khoa học viễn tưởng mà nơi đó, công nghệ đặt đến đỉnh cao và con người đạt đến những thành tựu khoa học xuất chúng. Công thức chung thường thấy chính là sự xuất hiện của những công trình cuộc sống đồ sộ, máy móc chi phối cuộc sống, trí thông minh nhân tạo thay quyền con người và đi kèm theo nó là sự xuống cấp của đạo đức con người.

Những tác phẩm gây ấn tượng mạnh ở thể loại này có thể kể đến như Blade Runner, Balde Runner 2049, series The Matrix, Akira, Battle Angel Alita, Ghost in The Shell, Minority Report… Trong Blade Runner, Balde Runner 2049, thế giới tương lai được thống trị bởi tập đoàn Wallace, gần như đạt đến đỉnh cao công nghệ.  Người nhân tạo, các thiết bị đỉnh cao hay những robot biết yêu, hy sinh cho người mình yêu cũng được miêu tả đến độ tỉ mỉ thượng hạng, vượt xa tưởng tượng của bất kỳ người xem nào.

Top

9. Dystopia:

Thuật ngữ điện ảnh này có tên tiếng việt là “Phản địa đàng”, giống như Cyberpunk, thuật ngữ này dùng để ám chỉ những thể loại phim về đề tài tương lai khi nhân loại bước đến một kỷ nguyên mới. Tuy nhiên nơi đó hoàn toàn u ám, nơi tội ác và bóng đêm thống trị toàn nhân loại, con người cạn kiệt nguồn sống và phải giết chóc, xâm chiếm lãnh thổ của nhau để tồn tại. Tại tương lai đó, nhân vật chính sẽ xuất hiện như một vị cứu tinh góp phần thay đổi cục diện thế giới.

Mad Max chính là đơn cử cho thể loại này khi thế giới tương lai gần như cạn nguyên liệu, con người chiến đấu với nhau để dành tài nguyên thiên nhiên xăng, dầu, nước…

Tạp chí Phái mạnh ELLE Man

Bài: Huy Nguyễn

No more