Review “Hầu Vương”: Hành trình tìm kiếm sự bất tử

Bài Tuan Anh

"The Monkey King 2023" (Tựa Việt: Hầu Vương) là một cuộc phiêu lưu sống động, đầy màu sắc, mang tính giải trí cao với phần đồ họa ấn tượng.

Lấy bối cảnh ở Trung Quốc, vào thời kỳ mà con người sống chung với những sinh vật thần thoại, The Monkey King (Tựa Việt: Hầu Vương) bắt đầu khi nhân vật chính được sinh ra một cách bí ẩn từ tảng đá trên đỉnh núi. Chú khỉ con, chỉ muốn cảm nhận tình yêu thương và được chấp nhận bởi đồng loại, nhưng họ từ chối và xa lánh bởi vì anh ta quá khác biệt và nổi loạn. 

Sau khi đánh cắp gậy Như Ý từ tay Dragon King (Long Vương) và cứu được một đứa trẻ khỏi Devil Havoc, Hầu Vương coi mình là sinh vật quan trọng nhất của Trái Đất. Bất chấp lời khuyên của Khỉ già – người đã cố gắng dạy anh ta về sự nhỏ bé của mình trong vũ trụ, Hầu Vương cố gắng để mọi người nhận ra sự vĩ đại bên trong anh bằng cách tiêu diệt 100 con quỷ. Trong trận chiến với con quỷ thứ 100, anh ta gặp Lin, một cô gái nông thôn trẻ tuổi mong muốn được làm trợ thủ của anh. Cả hai bắt đầu hành trình tìm kiếm sự bất tử, niềm vui và những thử thách.

hầu vương; netflix
Ảnh: Netflix

Review

Thông điệp từ cuộc chiến chinh phục cái tôi và tìm kiếm nơi mình thuộc về

Tây du ký  là một trong những câu chuyện được chuyển thể thành phim thường xuyên nhất. Tác phẩm có tuổi đời gần 500 đã chứng tỏ sức hấp dẫn thông qua số lượng dự án phim đều đặn hằng năm và là nhân tố nuôi sống nửa làng giải trí Hoa ngữ. Tuy nhiên, The Monkey King (2023) không xuất thân từ đất Trung Hoa. Đây là một tác phẩm điện ảnh mới của Mỹ lấy cảm hứng từ tác phẩm kinh điển Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân ở thế kỷ 16. Bộ phim có một cách tiếp cận khác thường bằng cách tập trung hoàn toàn vào phần tiền truyện, trước khi Hầu Vương trở thành Tôn Ngộ Không mà các bộ phim chuyển thể khác thường bỏ qua.

Đạo diễn Anthony Stacchi đã tham gia vào lĩnh vực phim hoạt hình kể từ James and the Giant Peach. Ông được biết đến nhiều nhất với vai trò viết kịch bản và đạo diễn bộ phim hoạt hình stop-motion The Boxtrolls năm 2014. Đồng biên kịch Steve Bencich và Ron J. Friedman cũng chấp bút kịch bản cho tác phẩm đầu tay do Stacchi làm đạo diễn: Open Season. Bộ đôi biên kịch đã gắn bó với dự án này khi Pearl Studio chính thức công bố nó vào năm 2017.

hầu vương
Ảnh: Netflix

Hầu Vương theo chân chuỗi chiến công vinh hiển của vị linh trưởng trẻ tuổi, với cốt truyện cơ bản là một kẻ nổi loạn trở thành anh hùng. Tôn Ngộ Không của phiên bản này duy trì xây dựng nhân vật với tính cách cổ điển: nóng nảy, khó chịu và khá chuyên quyền. Nhưng thay vì là một tên vô lại thông minh, tinh quái, Hầu Vương mang bản chất của một kẻ ngây thơ, vô trách nhiệm nhưng cũng khao khát tình thương và được tin tưởng. 

Phần lớn thời lượng 90 phút, bộ phim tập trung vào những hành động tự cho mình là trung tâm của anh, biến Hầu Vương thành một nhân vật antihero (phản anh hùng) điển hình. Bên lề nhân vật là một kẻ bị đồng loại xa lánh, đã dành phần lớn thời gian để tự trưởng thành trong cô độc. Anh là hiện thân cho bản chất non nớt, bốc đồng nhưng vẫn luôn khao khát sự chấp nhận của con người ở tuổi vị thành niên. 

Hầu Vương mang dáng dấp của một câu chuyện cổ tích – không chỉ giáo dục mà còn ngợi khen và truyền bá những giá trị tinh thần nhất định như: tình bạn, trách nhiệm, sự cống hiến và lòng vị tha.

Ảnh: Netflix

Đồ họa mãn nhãn trong “Hầu Vương”

The Monkey King khai thác một hành trình phiêu lưu với những màn đụng độ võ thuật ầm ĩ, hỗn loạn và bối cảnh kỳ ảo. Bất chấp quá trình Mỹ hóa, bộ phim vẫn duy trì hương vị đặc trưng của văn hóa Trung Hoa. Các yếu tố tâm linh và bài học triết lý về sự kiêu ngạo, khiêm tốn được cài cắm tương đối hiệu quả.

Đồ họa trong phim có thể gợi nhắc về các yếu tố của tranh cọ Trung Quốc, từ những khu rừng tươi tốt đến những ngôi làng nghèo khó, khung cảnh địa ngục quan liêu của thế giới dưới lòng đất cho đến những cấu trúc đám mây êm đềm của Thiên giới. Phim đề cập đến nền văn hóa và thần thoại phong phú của Trung Quốc nhưng không mất đi tính phổ quát và dễ hiểu đối với khán giả hiện đại. Nhìn chung, đây là một nỗ lực hữu ích để chắt lọc và tái bản một câu chuyện hàng thế kỷ thành một câu chuyện dân gian mà tất cả trẻ em đương đại đều có thể thưởng thức.

netflix
Ảnh: Netflix

Theo Variety Magazine, kịch bản của Hầu Vương tựu chung vẫn đủ hay và hay hơn nhiều so với bộ phim năm 2015, nhưng không sánh được với những bộ phim bom tấn gần đây của Trung Quốc như Nezha (2019), Deep Sea (2023). Phim gây hài hiệu quả nhưng những phân đoạn cảm xúc cao trào chưa đủ tới để khiến người xem rơi lệ là điều khá tiếc nuối.

Bên cạnh đó, nhịp phim dồn dập, chuyển phân cảnh hành động liên tục khiến cốt truyện khó theo dõi, khiến thông điệp bộ phim không được bộc lộ trọn vẹn. Động cơ của các nhân vật được thiết lập ngay từ đầu mà không có diễn biến tâm lý sâu sắc để lý giải cho những hành động và tính toán đó. Ngay cả kẻ phản diện hay thần thánh như Ngọc Hoàng, Diêm Vương, Tây Vương Mẫu gây ra cản trở và thách thức lớn cho Hầu Vương, nhưng những tình tiết này đều khá dễ đoán, đơn giản và thậm chí có phần ngây ngô. 

netflix; hầu vương
Ảnh: Netflix

Long Vương là nhân vật phản diện chính nhưng cũng là một một trong những nhân tố giải trí lớn nhất của The Monkey King. Chiếc gậy Như Ý cũng đặc biệt bổ sung thêm một yếu tố thú vị cho các chuỗi phân cảnh gây hài này đi kèm tính năng có thể trò chuyện và đổi màu, trở thành một thiết bị bay hay một cánh cửa tiện lợi… 

Phim có sự tham gia của dàn diễn viên lồng tiếng ấn tượng với nhiều tên tuổi người Mỹ gốc Á bao gồm Jimmy O. Yang, Bowen Yang, Jo Koy, Stephanie Hsu, BD Wong, Jolie Hoang-Rappaport,… và được chính vua hài Châu Tinh Trì điều phối sản xuất.

Đạo

_____________

Bài: Hoàng Thúy Vân

No more