Nhìn lại 10 sự kiện văn hóa nổi trội nhất trong 2018

Bài ELLE Team

Mỗi sự kiện văn hóa trong năm 2018 đều mang một màu sắc và góc nhìn đa chiều, phản ánh sự vận động của thế giới. Năm 2018 xoay quanh những dấu ấn của châu Á và châu Phi trong lĩnh vực sáng tạo, giải trí. Đồng thời đây là thời kỳ nghệ thuật áp dụng những ứng dụng công nghệ tương lai.

Hãy cùng ELLE Man nhìn lại chặng đường 2018 qua 10 sự kiện văn hóa nổi trội có sức ảnh hưởng mạnh mẽ!

1. Virgil Abloh gia nhập đế chế thời trang Louis Vuitton

Vào tháng 1/2018, làng thời trang thế giới vô cùng bất ngời khi Giám đốc sáng tạo mới của Louis Vuitton là Virgil Abloh – mãnh hổ thời trang đường phố Off White.

sự kiện văn hóa (7)- ELLE Man
Ảnh: Alex Majoli/Magnum Photos. Courtesy of Magnum Photos

Anh là một trong số ít những nhà thiết kế da màu làm việc cho những nhà mốt danh tiêng nhất tại Pháp, bên cạnh Olivier Rousteing tại Balmain và Ozwald Boateng – người từng làm việc với Givenchy tại mảng thời trang nam từ năm 2003 đến năm 2007.

sự kiện văn háo - ELLE Man 09
Ảnh: Louis Vuitton
su kien van hoa - virgil abloh - elle man 2
Ảnh: Louis Vuitton
su kien van hoa - virgil abloh - elle man
Ảnh: Louis Vuitton

2. Chân dung ấn tượng của Michelle Obama

Ngày 12/2 cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama và phu nhân đã xuất hiện tại một sự kiện văn hóa ở Washington giới thiệu về bức chân dung chính thức của hai vợ chồng.

sự kiện văn hóa (9)- ELLE Man
Ảnh: AP Photo/Andrew Harnik

Đây không chỉ là một nghi thức mà còn là một truyền thống đầy ý nghĩa: các vị tổng thống Mỹ đều có chân dung của mình treo tại Phòng trưng bày Chân dung Quốc gia Smithsonian. Michelle Obama đã chọn Amy Sherald – một nghệ sĩ người Mỹ gốc Phi được biết đến với phong cách độc đáo, yêu thích những chủ đề về công bằng xã hội.

sự kiện văn hóa (8)- ELLE Man
Ảnh: Artsy

Một điều thú vị là hai bức tranh chân dung Tổng thống Obama và phu nhân đã đạt được số người xem kỷ lục.

3. Tổng thống Mỹ Donal Trump trên bìa tạp chí Time

Tạp chí Time đánh dấu tháng đầu tiên làm tổng thống Mỹ của ông Donald Trump bằng một bức ảnh bìa mô tả tình trạng hỗn loạn trong Nhà Trắng. Bức ảnh bìa số ra ngày 27/2 tới của tạp chí Mỹ cho thấy ông Trump ngồi trên bàn với vẻ mặt kiên định, xung quanh là những đám mây đen, gió kèm mưa lớn thổi bay cả tóc, cà vạt lẫn các giấy tờ.

sự kiện văn hóa (6)- elle ma n
Ảnh: Time

Phía trên ảnh là dòng chú thích “Không có gì để xem ở đây”. Đây là tác phẩm của họa sĩ Tim O’Brien, được vẽ bằng sơn dầu, dùng cả bình phun sơn, bút chì và bột màu.

SỰ KIỆN VĂN HÓA - ELLE MAN 9812
Ảnh: Time

Tim O’Brien cho rằng trong bức tranh, điều tạo nên thú vị đó là tính chất đối lập giữa sự bình tĩnh của vị tổng thống mới và khung cảnh mưa gió – đại diện cho nhiều trở ngại ngay trong tháng đầu trên vai trò lãnh đạo Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

4. Quảng trường Quốc hội Anh đã không còn ‘trọng nam khinh nữ’

Một thế kỷ sau khi trao quyền bỏ phiếu cho phụ nữ ở Anh, bức tượng của Millicent Fawcett đã được khánh thành trong quảng trường Quốc hội London, trước Tòa nhà Nghị viện Anh ở London ngày 24/4.

SỰ KIỆN VĂN HÓA - elle man 8123
Ảnh: Garry Knight, via Flickr.

Millicent Fawcett là nhà xã hội học người Anh, là nhà lãnh đạo phong trào đấu tranh vì quyền của phụ nữ.

sự kiện văn háo - ELLE Man 0910
Ảnh: Artsy

Bức tượng Millicent Fawcett được làm bằng đồng, do nghệ sĩ Gillian Wearing thực hiện. Trên tay của Millicent Fawcett là tấm biểu ngữ có dòng chữ “Can đảm kêu gọi can đảm ở khắp nơi”. Sự kiện văn hóa nhận được phản ứng tích cực từ mạng xã hội và những qua quan tâm đến bình đẳng giới.

5. MV “This is American” phản ánh thực trạng bạo lực ở Mỹ

Ngày 5/5, cơn bão “This is America” của Childish Gambino đã càn quét khắp các trang mạng xã hội. Chủ đề MV xoay quanh những thực trạng nhức nhối của nước Mỹ một cách súc tích và đầy đủ trong 4 phút.

Đó là sự tàn bạo của lực lượng vũ trang Mỹ, bạo lực súng đạn, phân biệt chủng tộc, đặc biệt với người da đen và sự lạm dụng mạng xã hội của giới trẻ.

SỰ KIỆN VĂN HÓA - ELLE MAN 2
Ảnh: Curtis Baker/FX

MV được quay bởi đạo diễn người Mỹ gốc Nhật, Hiro Murai và được thể hiện bởi nghệ sĩ tài năng – Childish Gambino và được ca ngợi là một tuyệt phẩm nghệ thuật kết hợp hài hòa các giá trị văn hóa và giải trí Mỹ.

6. Sự kiện văn hóa biểu diễn nghệ thuật kỷ thuật số tại Mori Building, Tokyo

Hè năm 2018, công ty sáng tạoTeamlab Boderless khai trương bảo tàng nghệ thuật kỹ thuật số ngay tại Mori Building, Tokyo.

sự kiện văn hóa (3)- ELLE MAN
Ảnh: Pace Gallery
su kien van hoa - teamlab boderless - elle man 1
Ảnh: Pace Gallery

Đây là một kiện văn hóa thu hút rất nhiều người quan tâm vì sự độc đáo cũng như những trải nghiệm mới lạ của bảo tàng mang đến. Khác với những bảo tàng nghệ thuật thông thường, bảo tàng kỹ thuật số sẽ tận dụng tối đa công nghệ tiên tiến nhất để mang đến cho mọi người trải nghiệm đến từ tương lai.

sự kiện văn hóa (4)- ELLE Man
Ảnh: Pace Gallery
su kien van hoa - teamlab boderless - elle man 2
Ảnh: Pace Gallery
su kien van hoa - teamlab boderless - elle man 3
Ảnh: Pace Gallery
su kien van hoa - teamlab boderless - elle man 4
Ảnh: Pace Gallery

Khách tham quan sẽ chìm đắm trong không gian 3 chiều khổng lồ có diện tích 10.000m2, với 520 máy tính và 470 máy chiếu được sử dụng. Nhóm teamLAB Boderless chia sẻ: “Chỉ khi chúng ta đắm chìm, hòa vào thế giới được hợp nhất, chúng ta mới có thể khám phá sự tiếp nối giữa con người, cũng như phá bỏ bức tường ngăn cách giữa con người với thế giới”. 

Đây là một sự kiện văn hóa hiện đại, áp dụng công nghệ mới một cách thông minh và sáng tạo.

7. Nhiếp ảnh gia gốc Phi đầu tiên chụp ảnh cho bìa tạp chí Vouge

Khi 21 tuổi, Beyonce từng suy nghĩ: “Tôi đã nói rằng rất khó để được lên bìa của tạp chí vì tờ bìa có người da đen sẽ không bán được”.

sự kiện văn hóa (12)- ELLE Man
Ảnh: Artsy

Vậy mà trong năm 2018 này, Beyonce đã tìm đến nhiếp ảnh gia sinh năm 1995 Tyler Mitchell để làm người đứng sau bức ảnh bìa “Vogue” của mình, việc này khiến anh trở thành nhiếp ảnh gia da màu đầu tiên trong lịch sử 126 năm của tạp chí danh tiếng.

sự kiện văn hóa - ELLE MAN 001
Ảnh: Tyler Mitchell

Đây là sự kiện văn hóa để ghi nhận những nỗ lực của người da đen, cũng như sự khích lệ đối với những cống hiến của họ trong lĩnh vực nghệ thuật.

8. Chiến dịch quảng cáo gây tranh cãi của Nike

Nhân dịp kỷ niệm chiến dịch quảng cáo “Just do it” tròn 30 tuổi, Nike đã quyết định chọn Colin – cựu vận động viên bộ môn bóng bầu dục thuộc Liên đoàn NFL làm gương mặt đại diện. Tại trận đấu tranh Siêu cúp Bóng bầu dục Mỹ lần thứ 50 hành động không đứng dậy hát quốc ca với suy nghĩ chống lại bất công sắc tộc đã khiến anh bị ngừng thi đấu vào năm 2017.

sự kiện văn hóa (13)- ELLE Man
Ảnh: Nike

Nike cho rằng Colin đã làm với hành động không sợ hãi, rất đúng tinh thần “Just do it” mà Nike đã xây dựng và duy trì suốt mấy chục năm nay. Nike đã thiết kế một bức ảnh với gương mặt Colin cùng dòng chữ “Hãy cứ vững tin. Dù có phải hy sinh tất cả.” (Believe in something. Even if it means sacrifying everything). Tuy nhiên, chiến dịch này đã khiến Nike đứng giữa vòng xoáy tẩy chay và chỉ trích. Cứ tưởng đây là hướng quảng bá sai lầm của Nike nhưng mọi chuyện lại diễn ra ngược lại khi khiến giá trị cổ phiếu Swoosh cũng như thương hiệu này bội thu.

9. Hơi thở “lục địa Đen” trong siêu phẩm ‘Black Panther’

“Black Panther” trở thành hiện tượng phòng vé khi đem màu sắc của châu Phi tới các rạp chiếu trên khắp thế giới. Nhà thiết kế phục trang cho phim Ruth Carter đã nghiên cứu nhiều tháng trời để cho ra mắt những bộ trang phục mang đậm nét văn hóa, truyền thống của người dân châu Phi.

SỰ KIỆN VĂN HÓA - ELLE MAN oi
Ảnh: Marvel Studio

Nhà sản xuất trang phục Black Panther cho biết: “Tác phẩm của chúng tôi tôn vinh nét hoàng tộc, nâng cao hình ảnh người Mỹ gốc Phi trong một câu chuyện, được kể đầy tích cực, thông điệp nhân văn, xây dựng kết nối chứ không phải rào cản văn hóa. Trang phục đã nói lên tất cả tinh thần của bộ phim này”. Những buổi ra mắt phim được xem như sự kiện văn hóa để  NTK Ruth Carter  đưa vùng đất Wakanda, văn hóa châu Phi đến gần hơn với khán giả.

SỰ KIỆN VĂN HÓA - ELLE MAN 871
Ảnh: Marvel Studio

10. Crazy Rich Asians – Kỳ tích của người Châu Á tại Hollywood

Crazy Rich Asians không chỉ là bộ phim Hollywood đầu tiên sau 25 năm có sự tham gia của dàn diễn viên hàng đầu châu Á, mà còn trở thành bộ phim hài lãng mạn đứng đầu phòng vé tại Mỹ và Singapore.

Ảnh: Artsy
Ảnh: Warner Bros. Pictures

Bên cạnh bối cảnh hào nhoáng, đạo diễn và biên kịch bộ phim còn muốn đập tan quan niệm lỗi thời của phương Tây về chuyện người châu Á. Vì trong hầu hết các tác phẩm, người châu Á đều vào những vai mọt sách, yếu đuối, khờ khạo, trong khi nhân vật chính da trắng được khắc họa tốt hơn về mọi mặt.

SỰ KIỆN VĂN HÓA -ELLE MAN 6712
Ảnh: Warner Bros. Pictures

 Crazy Rich Asians là một thế hệ người trẻ Châu Á thành công, hấp dẫn và vô cùng giàu có. Đây còn là sự kiện văn hóa thú vị giới thiệu những nét đẹp của Châu Á đến toàn thế giới.

Xem thêm:

Người Mỹ phẫn nộ Colin Kaepernick, thương hiệu Nike bội thu

Virgil Abloh x Louis Vuitton: Khi vàng son vẫy gọi!

This is America: Những tầng nghĩa sâu xa được gửi gắm

Bài: Nhật Lệ (Tạp chí Phái Mạnh ELLE Man. Nguồn tham khảo: Artsy)

No more