Trị liệu mua sắm: Liều thuốc chữa hay sự mỉa mai của phương pháp điều trị stress?

Bài ELLE Team

“Trị liệu mua sắm” – một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi hiện nay từng được tờ Chicago Tribune giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1986 trước đêm Giáng sinh: “Chúng ta đã trở thành một quốc gia mà cuộc sống của người dân được đo lường bằng số túi thời trang và điều dưỡng bệnh tâm thần thông qua phương pháp trị liệu mua sắm”. Sự thật càng đắng cay hơn khi thuật ngữ này mang một trăm phần trăm ý nghĩa mỉa mai và mâu thuẫn thay vì khoa học như mọi người thường nghĩ.

Chúng ta đang sống trong một thời kỳ mà ngành công nghiệp thời trang đang phát triển với tốc độ chóng mặt và khắp nơi trong những thành phố lớn đều có sự hiện diện của các tòa nhà thương mại, được nem kín bởi những cửa hiệu mua sắm. Không khó để mua một món đồ, và dĩ nhiên, mua sắm trở thành một thói quen mà nhiều người đồng tình với nhau rằng nó khiến cho chúng ta cảm thấy thỏa mãn, hạnh phúc. Chúng ta đang nói về một “phương thức”, một “phương pháp” mang tên Trị liệu mua sắm.

tri lieu mua sam - ELLE Man -1
Ảnh: highsnobiety

Trị liệu mua sắm – một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi hiện nay từng được tờ Chicago Tribune giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1986 trước đêm Giáng sinh: “Chúng ta đã trở thành một quốc gia mà cuộc sống của người dân được đo lường bằng số túi thời trang và điều dưỡng bệnh tâm thần thông qua phương pháp trị liệu mua sắm”. Sự thật càng đắng cay hơn khi thuật ngữ này mang một trăm phần trăm ý nghĩa mỉa mai và mâu thuẫn thay vì khoa học như mọi người thường nghĩ.

Năm 2007, một tờ báo đăng tải bài viết về cuộc nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học thuộc đại học Stanford nói rằng khi những người tham gia cuộc thử nghiệm được cho xem những bức hình chụp thứ mà họ muốn mua, các vùng não thụ thể dopamine đều nhận được lệnh kích hoạt.

(Dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh thuộc gia đình catecholamine và phenethylamine. Dopamine đóng một số vai trò quan trọng trong bộ não và cơ thể con người khi giúp mang lại niềm vui và cảm giác hài lòng tức thời, khiến con người muốn có được nó nhiều hơn. Rượu bia và các chất kích thích chứa cocain, nicotin chứa một hàm lượng dopamine đáng kể. Đó là lí do con người thường tìm đến chúng khi gặp căng thẳng. Dopamine còn được nạp vào cơ thể khi chúng ta bằng cảm giác hoàn thành. Quá trình nảy sinh mong muốn đạt được và nỗ lực đi đến hoàn thành mục tiêu đề ra sẽ làm tăng sự hài lòng, tức lượng dopamine trong ta. Vì vậy con người có xu hướng muốn đạt được nhiều thành tựu, hoàn thành càng nhiều mục tiêu thì mức độ thỏa mãn càng tăng cao).

Trong thực tế, quy trình này được miêu tả vô cùng dễ hiểu. Khi bạn đang ở thời điểm trước khi nhân món quà hay mở hộp một món đồ mới, lượng dopamine trong não được tăng cao. Tuy nhiên, ít phút sau khi mở hộp, sự thỏa mãn và hài lòng không kéo dài lâu và lúc đó, con người dễ rơi vào trạng thái hối hận vì đã trót tay. Lý trí sẽ làm tiếp việc còn lại là muốn tống ngay món đồ đó về cửa hàng mua sắm hay hối thúc bạn lấy lại tiền. Đáng tiếc thay, mọi chuyện đâu lại vào đấy.

tri lieu mua sam - ELLE Man -2
Ảnh: highsnobiety

Như đã đề cập ở trên, mặc dù mua sắm có những giá trị của một phương pháp trị liệu, nhưng những nhà thần kinh học và trợ lý giáo sư Uma Karmarkar của trường đại học California khẳng định rằng chúng không phải là một phương pháp trị liệu. Bà cho biết thêm: “Một phương pháp trị liệu chính thống phải có giá trị lâm sàng nhất định, liên quan đến các lĩnh vực như y tế, tâm thần hay tâm lý, chứ không phải một định nghĩa thông tục mà chúng ta dùng để nói về việc cảm thấy tốt hơn”.

Căn bệnh nghiện mua sắm từng được tuần báo World Psychiatry cảnh báo vào năm 2007 với hơn 19 triệu “bệnh nhân” bị ảnh hưởng trên khắp nước Mỹ. Năm 2013, cuộc nghiên cứu được tờ HuffPost tiến hành chỉ ra rằng cứ mỗi 3 người Mỹ thì có 1 người cho biết rằng họ mua sắm để cảm thấy hài lòng và loại bỏ stress. Mỉa mai thay, tiền mất tật mang, 55 phần trăm số người được hỏi cho biết rằng họ cảm thấy stress hơn vì chi phí, song song đó có 59 phần trăm số người quan tâm đến số tiền phải trả cho hóa đơn tháng. Hóa ra, Trị liệu mua sắm kiểu này cũng đủ làm cho bạn ốm liệt giường.

tri lieu mua sam - ELLE Man -3
Ảnh: highsnobiety

Tiến sĩ April Benson, tác giả của cuốn sách To Buy or Not to Buy: Why We Overshop and How to Stop, có kinh nghiệm hơn 10 năm điều trị các “con nghiện” mua sắm, nói rằng hành vi này làm dấy lên một chuỗi hệ quả nghiêm trọng về kinh tế: lâm vào cảnh nợ nần và làm cạn kiệt tiền hưu trí. Những hệ quả này ảnh hưởng đến các cặp vợ chồng, cha mẹ hay những người có liên quan đến tài chính của bạn và có thể đưa sự nghiệp công việc lâm vào thế nguy. Không cần phải nói xa xôi, những tác động này làm sâu sắc đến sự khủng hoảng cảm xúc của một người, khiến họ cảm thấy tội lỗi, hối hận, xấu hổ chứ không phải hài lòng, hạnh phúc.

Bên cạnh những tác hại mà April Benson đưa ra, cũng có một “phe trung lập” chứng minh rằng Trị liệu mua sắm không hẳn để lại ảnh hưởng tiêu cực. Trong một cuộc nghiên cứu năm 2011, Selin Atalay và Margaret Meloy cho ra bài viết mang tên study in Psychology and Marketing chỉ ra 82 phần trăm số người mua sắm cảm thấy thỏa mãn, trong đó có 72 phần trăm những món hàng được phân loại có khả năng “kéo mood” của một người, và chỉ có 2 người muốn trả lại hàng hóa.

tri lieu mua sam - ELLE Man -4
Ảnh: highsnobiety

Tuy vậy, hai vị giáo sư Marketing cũng thừa nhận rằng việc đi sâu hơn nữa vào những mặt chìm của Trị liệu mua sắm là hoàn toàn cần thiết. Ở đây, chúng ta cần hiểu rằng mặt xấu và lợi của “phương pháp điều trị” còn thay đổi tùy thuộc vào những đối tượng khác nhau, và mức độ bị khủng hoảng cảm xúc không hề giống nhau. Đó có thể do là yếu tố khác biệt về văn hóa dẫn đến quan điểm và tâm lý mua sắm của một người cũng không khớp với tất cả.

Nói riêng ở Mỹ và những nền văn hóa chuộng chủ nghĩa cá nhân hơn thảy, mua hàng là một trong những việc làm hay dấu hiệu khẳng định bản thân, đại diện cho sự giàu có và địa vị xã hội. Ở những nước theo chủ nghĩa xã hội tập thể như Đan Mạch, việc phô trương tài sản hay mua hàng vô tội vạ là những hành động cá biệt, và người dân ở đấy hiếm ai mưu cầu hạnh phúc hay sự thỏa mãn thông qua vật chất. Không một chút trùng hợp nào khi biết rằng Đan Mạch là quốc gia hạnh phúc nhất nhì thế giới theo xếp hạng hằng năm của Liên hiệp quốc.

tri lieu mua sam - ELLE Man -5
Ảnh: highsnobiety

Mọi sự so sánh đều là khập khiễng bởi lẽ người Đan Mạch và người Mỹ họ mua sắm vì những mục đích khác nhau. Nhưng chúng ta cần phải hỏi lại Trị liệu mua sắm là gì mà dopamine được “chích đầy” vào não chỉ sau một giây xài tiền mà sau đó lại làm cho cảm xúc không thể nào ổn định? Hãy hẹn gặp những nhà nghiên cứu lâm sàng về hành vi nhận thức, có thể họ sẽ giúp được bạn nhưng đầu tiên hãy tự hỏi bản thân tại sao bạn lại cần phương pháp Trị liệu mua sắm?

Mỗi người đều có một trạng thái cảm xúc riêng và động cơ riêng cho một món hàng cụ thể vào một thời điểm cụ thể, và khi đó, thần kinh của họ sẽ phản tích cực hay tiêu cực về việc mua sắm. Bạn có cảm thấy hối hận khi nhìn vào cái mác 300 đô la của chiếc sweater của một thương hiệu streetwear đình đám hay nó có cho bạn cảm giác vui vẻ dài lâu không? Cái đó thì chưa biết nhưng riêng bản thân chiếc sweater đã trở thành một biểu tượng của cảm giác hài lòng và đắm chìm tại thời điểm đó, đấy sẽ là thứ kéo dài mãi mãi.

tri lieu mua sam - ELLE Man -6
Ảnh: highsnobiety

Giáo sư Karmarkar nói rằng: “Xác định động cơ mua hàng sẽ giúp bạn nhìn thấu được bản thân và điều đó giúp bạn điều chỉnh lại hành vi, tự hỏi cái gì mới là cần thiết. Nếu bạn tập trung vào mục tiêu phát triển tài chính lâu dài, nó có thể giúp bạn tiết chế cách mà bạn sử dụng “phương pháp trị liệu bán lẻ”, nhưng đồng thơi cũng là một thách thức.”.

Chúng ta đang sống trong một xã hội được lấp đầy bởi những cơ hội của “sự hài lòng nhất thời” – cứ nhìn vào điện thoại của bạn là sẽ thấy rõ nhất, nơi mà việc chơi game suốt ngày trở thành thói quen hoặc lướt facebook với ngón cái không thể điều khiển. Nhưng nếu bạn tập trung vào việc bạn thực sự cần để trở nên tốt hơn, hạnh phúc hơn, thực tế hơn thì mọi thứ sẽ kéo dài mãi mãi.

Cuối cùng, tốt hay xấu tùy thuộc vào bản thân bạn, hiểu rõ việc bạn đang làm dù là mua chiếc sweater hay dùng cạn tiền trong bóp sẽ giúp bạn biết được cái gì đúng và cái gì sai!

Xem thêm: 

Không khoe khoang vật chất xa xỉ, “hội rich kid” thế hệ mới thể hiện sự giàu sang ra sao?

Hãy trải nghiệm cuộc sống tinh thần thay vì vật chất

__

Minh Phong (Tạp chí Phái mạnh ELLE Man, ảnh tham khảo)

No more