Kỹ năng 27/05/2023

Những lý do tâm lý ẩn sau vấn đề tiền bạc của bạn

Bài ELLE Team

Các vấn đề tiền bạc như tiền tiết kiệm, chi trả thuế, nợ nần, chi tiêu vượt mức,… chỉ là bề nổi mà bạn đang nhìn thấy. Nguyên nhân sâu xa đến từ tâm lý, ẩn sâu trong mỗi người không phải ai cũng nhận thấy.

Không đủ tiền chi tiêu, thất nghiệp hay tài chính luôn trong thâm hụt, những điều này nghe có vẻ là lý do chính dẫn đến vấn về tiền bạc của bạn. Tuy nhiên, sự thật không hoàn toàn là như vậy.  Theo các chuyên gia trị liệu tâm lý tài chính, nguyên nhân cốt lõi có thể nằm ở tâm lý liên quan đến lòng tự trọng, chữa lành vết thương tinh thần hoặc tư duy khan hiếm.

Chỉ khi hiểu rõ bản thân đang gặp phải những lý do tâm lý ảnh hưởng không tốt đến đời sống tài chính thì bạn mới tháo gỡ được “nút thắt”, tạo ra những hành vi thay đổi tích cực. Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu qua bài viết sau.

Tâm lý về tiền bạc - MattLphotography shutterstock
Ảnh: MattLphotography/shutterstock

Trắc

Bẫy tâm lý lặp lại sai lầm tài chính của người khác

Chúng ta thường có xu hướng rơi vào thất bại tài chính mà người đi trước đã mắc phải. Ví dụ: Người thân bạn đầu tư qua nhiều vào chứng khoán và thua lỗ. Nếu không cẩn trọng tìm ra hướng đi mới, bạn sẽ có xu hướng rơi vào vết xe đổ phía trước.

Để tránh mắc bẫy tâm lý lặp lại sai lầm, chúng ta hãy bắt đầu định hướng lại quan điểm, sau đó tìm kiếm nhiều cách giải quyết khác cho những vấn đề tài chính cụ thể. Ví dụ: Nếu nhận thấy người thân của bạn không quản lý tốt tiền bạc, nghĩ xem họ đã sai lầm như thế nào và bạn hãy làm ngược lại.

Hãy đặt các câu hỏi về thất bại của người đi trước: Liệu họ có đặt niềm tin hoàn toàn và dốc hết túi tiền của mình vào các hoạt động đầu tư tài chính như chứng khoán, bất động sản, hay coin rồi thất vọng? Họ có rơi vào tình cảnh khó khăn khi có chuyện bất ngờ xảy ra vì không có khoản tiền dự trù?

Đây đều là những bài học mà bạn cần phân tích kỹ càng và rút kinh nghiệm cho bản thân như: Đừng đặt quá nhiều hy vọng vào một dự án tài chính không có tiềm năng rõ ràng; Loại bỏ thói quen chi tiêu bất cẩn; Xây dựng quỹ dự phòng để chủ động với tình huống bất ngờ xảy đến,…

Nhận thức rõ những quyết định sai lầm về tiền bạc mà người bên cạnh đang đối mặt là chìa khóa giúp bạn không giẫm vào vết xe đỗ tài chính của người khác.

Vấn đề tiền bạc - Bẫy tâm lý - Syda Productions shutterstock
Ảnh: Syda Productions/shutterstock

Trắc

Tư duy khan hiếm

Người bình thường đặt ra mục tiêu kiếm được một số tiền trong khoảng thời gian cụ thể, sau khi hoàn thành họ sẽ cảm thấy hạnh phúc và mãn nguyện. Nhưng đối với người có tư duy khan hiếm, mặc dù đạt được mục tiêu mong muốn họ vẫn không hoàn toàn thỏa mãn. Họ sẽ điên cuồng kiếm thật nhiều và nhiều tiền hơn nữa. Điều này vô hình chung khiến vấn đề tài chính của những người có tư duy khan hiếm trở nên khó khăn, áp lực hơn nhiều.

Nhà trị liệu Kelley Kitley của Serendipitous Psychotherapy là người rất tin tưởng vào luật hấp dẫn. “Nếu chúng ta tin rằng mình không có đủ tiền và tư tưởng này được củng cố nhiều lần, thì điều đó sẽ dễ dàng đến với chúng ta. Ngược lại, nếu suy nghĩ về một cuộc sống tích cực, vũ trụ sẽ cộng hưởng và thu hút những điều tốt đẹp đến với bạn,” cô nói.

Hãy thoải mái và cởi mở hơn, thử những trải nghiệm mà bạn nghĩ rằng bản thân sẽ vui vẻ khi thực hiện nó. Điều này có thể đến từ những việc bình dị trong cuộc sống hằng ngày như một ngủ đủ giấc, một cốc cà phê vào buổi sáng, hay chạy bộ quanh công viên gần nhà. Khi bộ não chúng ta tập trung đến những điều tích cực, tư duy khan hiếm sẽ bị loại bỏ, nỗi lo lắng “không đủ” về tiền bạc không còn là vấn đề nữa.

Vấn đề tiền bạc - tư duy khan hiem - Syda Productions Adobe Stock
Ảnh: Syda Productions/Adobe Stock

4

Lòng tự tôn tài chính thấp

Bạn từng rơi vào hoàn cảnh nợ chồng nợ, thiếu hụt tiền bạc vào cuối tháng, thậm chí phải vay mượn để bù đắp chi tiêu? Vể mặt tài chính, sự tự ti thể hiện ở việc chi tiêu không lành mạnh, bất cứ thứ gì vừa mắt đều có thể khiến bạn “xuống tiền” ngay lập tức. Đó là sự thiếu tôn trọng tài chính cá nhân.

lòng tự tôn tài chính Rawpixel
Ảnh: Rawpixel

Erin Skye Kelly, tác giả của cuốn sách Get the Hell Out of Debt: The Proven 3-Phase Method That Will Radically Shift Your Relationship to Money cho rằng hầu hết hành vi của con người được quyết định bởi 4 yếu tố chủ yếu:

– Những thứ trông có vẻ không tốt nhưng lại tốt đối với chúng ta.

– Những thứ trông có vẻ tốt và nó thực sự tốt với chúng ta.

– Những thứ trông có vẻ tốt những không tốt với chúng ta.

– Những thứ trông có vẻ không tốt và thực sự không tốt với chúng ta.

Nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về lòng tự trọng thường xuất phát từ việc bạn có quá nhiều thói quen nằm trong điều 3 và 4 – là những thứ không tốt với đời sống tài chính (tiêu tiền quá khả năng chi trả, nợ nần, không tiết kiệm, không lập kế hoạch chi tiêu). Kelly khuyên rằng để nâng cao lòng tự trọng, bạn nên tập trung thói quen chi tiêu và quản lý tiền bạc của mình vào yếu tố 1 và 2.

Tiết kiệm tiền đem lại cảm giác an toàn và tốt cho chúng ta. Việc trả hết nợ có thể khiến bạn eo hẹp hơn trong tài chính nhưng là điều nên làm. Kiểm soát chi tiêu sẽ khó khăn lúc ban đầu, nhưng về lâu dài lại là một việc làm tuyệt vời. Khi xây dựng cho mình những thói quen tốt về vấn đề tiền bạc, chúng ta sẽ bắt đầu hình thành lòng tự trọng, biết nói “không” với những thói quen tài chính không lành mạnh.

Nhìn

Chấn thương tâm lý không được chữa lành

Mất việc, lạm phát, không thể tiết kiệm tiền và phải đối phó với những tình huống bất ngờ như dịch bệnh là vấn đề tài chính mà hầu hết mọi người đều gặp. Nếu chúng ta gặp thêm một cú sốc tâm lý: mất người thân, ly hôn hay bệnh tật sẽ làm những vấn đề tài chính căng thẳng hơn.

Chấn thương tâm lý - shutterstock
Ảnh: shutterstock

Bạn cần phải xác định hành vi chi tiêu của mình có phải do những cú sốc tâm lý điều khiển hay không như: Bạn có đặt hàng, lấp đầy chỗ trống trong căn nhà bằng vật dụng không cần thiết để xoa dịu nỗi đau mà bạn đang trải qua?

Khi đã nhận thức được hành động tự thưởng cho bản thân bằng việc mua sắm quá đà để né tránh chấn thương tâm lý, hãy sẵn sàng đối mặt và chữa lành nó. Điều này không hề khó khăn như bạn nghĩ. Hãy hòa mình vào thiên nhiên là một phương pháp hữu hiệu để giải quyết khúc mắc; Gặp gỡ người mà bạn tin tưởng, chia sẻ với họ khủng hoảng của bản thân nhằm giải tỏa căng thẳng; Học cách quản lý cảm xúc nhất thời thay vì vung tiền hoang phí để thỏa mãn nó. Nếu cần thiết, bạn có thể tìm đến bác sỹ tâm lý, họ sẽ giúp bạn kiểm soát được cảm xúc và làm chủ tâm lý, giảm căng thẳng để vượt qua cú sốc tinh thần.

Bài: Oanh Nguyễn

Tham khảo: Real Simple

No more