Kỹ năng 11/04/2024

Bạn có đang mắc chứng overthinking?

Bài Tuan Anh

Thuật ngữ “Overthinking” (hay suy nghĩ quá nhiều) chắc hẳn không còn xa lạ với giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên, nó lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến bạn. Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu các dấu hiệu của hội chứng trên qua bài viết sau.

 

Overthinking giống như một chất gây nghiện, từ từ ngấm sâu vào cơ thể bạn, buộc bạn phải dựa vào nó để giải quyết những vấn đề do chính nó gây ra. Vậy làm thế nào để biết bạn có thể đang mắc chứng overthinking? Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu 6 dấu hiệu sau đây và cách khắc phục chúng.

6

1. NGHI NGỜ QUYẾT ĐỊNH CỦA BẢN THÂN overthinking

 

Dấu hiệu đầu tiên của overthinking là thường xuyên nghi ngờ quyết định của bản thân. Chẳng hạn, bạn có thể lo lắng về câu từ, giọng điệu của bản thân trong những cuộc trò chuyện, email hay tin nhắn không mấy quan trọng.

 

Quả thật, chúng ta thường có xu hướng tưởng tượng một kết quả tốt đẹp hơn sẽ xảy ra nếu ta lựa chọn khác đi. Nhưng cũng hãy thử suy nghĩ thế này: Đưa ra một quyết định khác cũng có thể dẫn đến một kết quả tồi tệ hơn. Bởi lẽ trong cuộc sống, không phải chuyện gì cũng diễn ra một cách lý tưởng như ta hằng tưởng tượng.

 

2. LIÊN TỤC ĐẶT CÂU HỎI ”SẼ RA SAO NẾU…”

 

Liên tục đặt câu hỏi “Sẽ ra sao nếu…” là một dấu hiệu khác của chứng overthinking. Bất kể câu hỏi này liên quan đến các sự kiện và lựa chọn trong quá khứ hay đến những viễn cảnh tương lai, nó đều không mang lại lợi ích gì, hoặc tệ hơn là gây nên lo lắng, bất an. Vì thế, câu hỏi “sẽ ra sao nếu” thường chỉ hữu ích nếu nó hướng tới cách tạo ra phát minh hoặc những ý tưởng đổi mới.

 

Vì thế, bạn chỉ nên suy nghĩ những mặt lợi ích – rủi ro của một quyết định, sau đó lựa chọn điều tốt nhất với bản thân.

 

3. TỰ ĐỔ LỖI CHO BẢN THÂN

 

Những người suy nghĩ quá nhiều có xu hướng tự trách bản thân. Đây không phải là điều xấu. Nó sẽ giúp chúng ta rút kinh nghiệm tốt hơn từ lỗi lầm trong quá khứ. Nhược điểm của điều này là bạn sẽ thường xuyên đổ lỗi cho chính mình khi sự việc không diễn ra như ý, thậm chí ngay cả khi bạn không hề có lỗi.

 

Cách vượt qua điều này là bạn cần phân tích lỗi sai của mình ở đâu, đồng thời tìm cách khắc phục thay vì tự trách bản thân. Hãy hướng về các mục tiêu tương lai, và tìm cách hoàn thiện mình hơn nữa.

 

4. THƯỜNG XUYÊN MẤT NGỦ overthinking

 

Mất ngủ là một trong những dấu hiệu tồi tệ nhất của overthinking. Bạn cố gắng ngủ lúc 23h30 vì cơ thể đã kiệt quệ, nhưng tâm trí vẫn không thể ngừng suy nghĩ. Bạn bắt đầu nghĩ về những những chuyện ngẫu nhiên và bị cuốn theo đó đến nỗi không tìm thấy điểm dừng. Cơ thể mệt mỏi của bạn không thể chịu đựng nổi nữa, nhưng bạn vẫn không thể chìm vào giấc ngủ, hoặc nếu có cũng thất thường và không tròn giấc.

 

Làm thế nào để cải thiện tình hình? Lời khuyên cho bạn là hãy tập thể dục nhiều và thử sử dụng các loại thực phẩm chức năng chứa melatonin và các liệu pháp trị liệu khác được bác sĩ có chuyên môn khuyên dùng. Cố gắng đừng ép bản thân phải rơi vào trạng thái ngủ. Thay vào đó, hãy để giấc ngủ đến với bạn một cách tự nhiên. Nếu các cách trên không hiệu quả, hãy thử thiền định hoặc làm một số việc nhẹ như dọn dẹp trong khi chờ giấc ngủ đến.

suy nghĩ
Ảnh: Pexels

5. “MẮC BỆNH” HOÀN HẢO

 

Cuối cùng, cố gắng để hoàn hảo cũng là một dấu hiệu phổ biến của chứng overthinking, thậm chí còn có thể trở thành một nỗi ám ảnh. Song, trên thực tế, cuộc sống hiếm khi nằm gọn trong một chiếc hộp hoặc những định nghĩa và phạm trù rõ ràng mà sự hoàn hảo đòi hỏi.

 

Để khắc phục dấu hiệu này, hãy nhớ rằng hoàn hảo là kẻ thù của điều tốt. Tìm kiếm sự hoàn hảo tuyệt đối trong cuộc sống cá nhân lẫn công việc chỉ dẫn đến tình trạng lo lắng, trầm cảm và thất vọng lớn. Đặt ra những lý tưởng và tiêu chuẩn là tốt, nhưng cũng hãy học cách “yêu những điều không hoàn hảo” bạn nhé.

 

6. THIẾU TẬP TRUNG TRONG VIỆC TÌM RA GIẢI PHÁP

 

Với trường hợp này, bạn sẽ nghĩ đến hậu quả xảy ra, tự trách bản thân mình, lo lắng và trầm uất hơn là tập trung vào giải quyết vấn đề.

 

Để vượt qua tình trạng trên, bạn hãy học cách rèn luyện sự chú ý. Cách dễ nhất để thực hành nó là tập trung vào việc gì đó thông thường, chẳng hạn như rửa bát đĩa hoặc gấp quần áo. Bạn sẽ học cách quán sát hiện tại, tránh những luồng suy nghĩ không cần thiết bao quanh.

 

Nhiều nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng thiền trong 10 phút có thể là một cách hiệu quả để ngăn chặn những suy nghĩ và lo lắng xâm nhập.

overthinking
Ảnh: Pexels
Thói

______

Bài: Khiết Minh

Tham khảo: Hack Spirit

No more