Kỹ năng 10/04/2024

8 điều giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với sếp

Bài Tuan Anh

Xây dựng mối quan hệ tích cực với cấp trên được xem là một điều rất quan trọng để bạn phát triển sự nghiệp và tăng sự hài lòng khi làm việc. ELLE Man sẽ cùng bạn tham khảo vài gợi ý cụ thể để xây dựng mối quan hệ tích cực với sếp ở nơi công sở.

 

Điều cần thiết cho quá trình phát triển sự nghiệp và tăng khả năng hài lòng với công ty là xây dựng mối quan hệ tích cực với cấp trên cũng như đồng nghiệp. 8 chiến lược nhỏ từ ELLE Man hy vọng sẽ giúp bạn giao tiếp hiệu quả và thể hiện được giá trị bản thân trong công việc.

Thói

1. Hiểu rõ quan điểm của cấp trên mối quan hệ

 

Bước đầu trong quá trình xây dựng mối quan hệ tích cực là bạn phải hiểu được quan điểm của người quản lý. Hãy dành chút thời gian để tìm hiểu về mục tiêu, những ưu tiên hàng đầu, và phong cách giao tiếp ưa thích của họ. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh bản thân để tiếp cận gần hơn, đáp ứng tối đa mong đợi của sếp và thiết lập nền tảng vững chắc cho mối liên hệ cộng tác hiệu quả.

mối quan hệ
Ảnh: Unsplash

2. Giao tiếp một cách hiệu quả mối quan hệ

 

Cởi mở trong giao tiếp và luôn chân thành là chìa khoá để bạn xây dựng niềm tin và sự thấu hiểu đối với cấp trên. Hãy lắng nghe phản hồi của sếp dù là tích cực hay tiêu cực, cung cấp thông tin một cách rõ ràng và kịp thời về tiến độ của bạn. Bản chất của giao tiếp với cấp trên cần sự ngắn gọn, súc tích, đảm bảo quan điểm giữa hai bên, và cùng hướng về mục tiêu chung.

 

3. Xây dựng niềm tin và sự tín nhiệm từ cấp trên

 

Nếu bạn muốn xây dựng thành công một mối quan hệ thì sự tin tưởng là nền tảng vững chắc nhất. Bạn cần nâng cao chất lượng công việc, làm việc một cách nhất quán, rõ ràng và phải là một nguồn lực đáng tin cậy, có trách nhiệm với những gì mình đang thực hiện. Việc bạn đang thể hiện năng lực và sự cam kết bạn đề ra sẽ giúp bạn tạo dựng được lòng tin với cấp trên.

cấp trên
Ảnh: Unsplash

4. Dự đoán được nhu cầu của cấp trên và gợi ý giải pháp kịp thời

 

Một nhân viên giỏi là người chủ động xác định được những thách thức cũng như cơ hội trong công việc. Bạn hãy học cách dự đoán nhu cầu của cấp trên bằng những thông tin về xu hướng trong ngành nghề đi kèm với mục tiêu của công ty. Từ đó, bạn sẽ có thể đưa ra những giải pháp mang tính đột phá, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, từ đó năng lực của bạn được nâng cao lên rất nhiều. Nếu bạn trở thành một người có khả năng giải quyết vấn đề tối ưu, đồng nghĩa với việc bạn là tài sản vô cùng cần thiết của doanh nghiệp.

 

5. Tìm kiếm sự hướng dẫn và lắng nghe phản hồi

 

Đừng ngần ngại tìm kiếm sự hướng dẫn và lắng nghe phản hồi từ cấp trên. Bạn hãy sẵn sàng tham khảo ý kiến từ sếp, lắng nghe chỉ dẫn và phản hồi về một dự án nào đó. Điều này cho thấy bạn đánh giá cao năng lực chuyên môn và tin tưởng hoàn toàn vào cấp trên của mình. Ngoài ra, với những lời góp ý không mấy tích cực, bạn cũng tập cho mình sự cởi mở, từ đó mới có thể xây dựng mối quan hệ tích cực và cải thiện hiệu suất làm việc dựa trên những góp ý đó.

mối quan hệ
Ảnh: Unsplash

6. Thể hiện sự tôn trọng và làm việc chuyên nghiệp với cấp trên

 

Bạn cần duy trì thái độ tích cực dù phải đối mặt với những tình huống khó khăn, đồng thời hạn chế tối đa việc tham gia vào những cuộc trò chuyện tiêu cực. Điều bạn cần làm là tạo động lực, lan toả sự tích cực cho đồng nghiệp, tạo môi trường làm việc ôn hoà, cách ứng xử chuyên nghiệp. Những điều đó thể hiện bạn đang tôn trọng cấp trên của mình.

 

7. Hỗ trợ và hợp tác với cấp trên cũng như với đồng nghiệp

 

Nếu có thể, bạn nên đưa ra sự giúp đỡ và hỗ trợ, trở thành một thành viên ưu tú trong nhóm bằng cách thúc đẩy bầu không khí làm việc. Ghi nhận và tôn vinh những thành quả công ty đạt được, cũng như những đóng góp của họ đã góp phần cho sự phát triển nghề nghiệp của bạn. Khi bạn thể hiện bản thân mình có thể đầu tư vào thành công của các sếp cũng như công ty, thì phần nhiều họ cũng sẽ mong muốn đầu tư vào sự thành công của bạn, mối quan hệ hai bên cùng có lợi,

đồng nghiệp
Ảnh: Unsplash

8. Xây dựng mạng lưới vững chắc mối quan hệ

 

Mạng lưới là một công cụ cực kì có giá trị trong việc phát triển sự nghiệp. Xây dựng mối quan hệ bền chặt trong doanh nghiệp, không chỉ là với cấp trên, mà còn là với đồng nghiệp tại các phòng ban khác nhau sẽ giúp mọi thứ thuận lợi hơn.

 

Bạn nên tham gia vào các sự kiện nhằm tăng tính kết nối mạng lưới, từ đó có thể tìm kíếm và tham khảo ý kiến từ những chuyên gia giàu kinh nghiệm. Nó cũng giúp bạn tiếp cận và học hỏi nhiều quan điểm đa dạng khác nhau, tạo cho mình nhiều cơ hội mới.

5

__________

Bài: Vy An

Tham khảo: indeed

No more