Kỹ năng 15/02/2024

9 tips giúp bạn vực lại tinh thần sau kỳ nghỉ dài

Bài Tuan Anh

Khi trở lại làm việc sau kỳ nghỉ, bạn có thể trải qua một số cảm xúc tiếc nuối, mệt mỏi. Tùy thuộc vào tính cách và hoàn cảnh, nhiều người khó lòng lấy lại phong độ của mình. Hãy để ELLE Man gợi ý cách để bạn vượt qua điều đó.

 

Kỳ nghỉ dài là khoảng thời gian tuyệt vời để bạn lấy lại tinh thần thoải mái. Tuy nhiên, khi trở lại nhịp sống thường ngày, chúng ta có thể uể oải do chưa bắt nhịp cùng công việc. Vậy làm sao để vượt qua điều đó?

8

1. Lên kế hoạch việc cần làm trong những ngày đầu tiên

 

Dù tinh thần bạn hào hứng hay mệt mỏi, thì việc chuẩn bị kỹ lưỡng mọi thứ trong tuần đầu tiên rất quan trọng. Nó sẽ giúp chúng ta xem xét lại deadline, các trách nhiệm đang đảm đương, khởi động dự án mới,… Ngoài ra, hoạt động này cũng góp phần giúp bạn hòa nhập khi làm việc nhóm với đồng nghiệp hoặc giao tiếp cùng khách hàng.

tinh thần
Ảnh: Unsplash

2. Lấy lại tinh thần bằng tập thể dục

 

Tùy thuộc vào tính cách, môi trường làm việc, bạn có thể chán nản khi làm việc trở lại, và việc tập thể dục là cách tự nhiên giúp chúng ta tăng cường endorphin. Bên cạnh đó, hoạt động thể chất giúp bạn lấy lại vóc dáng nhanh nhất sau kỳ nghỉ, giúp chúng ta thêm tự tin.

 

Hãy chọn các bài tập đơn giản nếu bạn chưa sẵn sàng bắt nhịp với hoạt động thể thao nặng nhọc mỗi tuần. Các bộ môn như chạy bộ, bơi,… sẽ rất hữu ích.

 

3. Giao tiếp với đồng nghiệp nhiều hơn

 

Tùy thuộc vào nghề nghiệp và trách nhiệm, bạn có thể làm việc độc lập hoặc trong môi trường nhóm có nhiều đồng nghiệp. Đây là yếu tố giúp bạn nhanh chóng lấy lại tinh thần hơn. Sự tương tác với con người, chẳng hạn như những cuộc thảo luận đơn giản với đồng nghiệp hoặc làm việc cùng nhau trong một dự án, có thể tạo ra endorphin và truyền cảm hứng cho bạn. Nó cũng là một phương pháp tuyệt vời để bạn biết những thay đổi tại nơi làm việc như thủ tục bổ sung sau lễ, các khách hàng mới,…

Ảnh: Unsplash

4. Sắp xếp hộp thư điện tử

 

Nếu bạn thường xuyên nhận được rất nhiều email mỗi ngày, thì khi trở lại bạn phải tiếp nhận lượng thông tin khổng lồ. Lúc này, bạn sẽ bị choáng ngợp, và điều bạn cần làm là dọn dẹp mọi thứ.

 

Có nhiều phương pháp khác nhau để sắp xếp số lượng lớn email. Bạn có thể xem lại từng loại thư điện tử theo ngày, định dạng, người gửi,… Khi thực hiện xong, bạn sẽ thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều.

 

5. Tạo danh sách việc cần làm tinh thần

 

Tạo danh sách việc cần làm có thể giúp bạn ưu tiên và hình dung các nhiệm vụ trước mắt cần giải quyết sau kỳ nghỉ lễ. Từ đây, chúng ta sẽ biết cách sắp xếp thứ tự cho mọi thứ trôi chảy nhất. Ngoài ra, nó còn có tác dụng tránh để bản thân bạn bị quá tải.

tinh thần
Ảnh: Unsplash

6. Đặt mục tiêu cho bản thân

 

Trước năm mới, bạn có thể đã đặt các mục tiêu dài hạn. Khi bạn quay trở lại làm việc, hãy cân nhắc và cụ thể hóa các bước bạn cần làm để việc thành công trong tương lai trở nên rõ nét hơn. Bằng cách này, bạn có thể cải thiện động lực để hoàn thành nhiệm vụ và trách nhiệm của mình.

 

7. Rèn luyện tư duy lành mạnh

 

Chúng ta có thể trải qua những cảm xúc tiêu cực sau khi trở lại làm việc, tùy thuộc vào tính cách và hoàn cảnh sống của mỗi người. Nếu bạn thuộc vào trường hợp này, đã đến lúc thử rèn luyện tư duy lành mạnh cân nhắc viết ra tất cả những điều tích cực khi trở lại công ty. Ví dụ: Bạn có thể dành thời gian cho đồng nghiệp hoặc thực hiện các nhiệm vụ khiến bản thân vui vẻ hơn.

làm việc
Ảnh: Unsplash

8. Cập nhật những thay đổi trong lĩnh vực của bạn

 

Khi trở lại làm việc, bạn có thể bỏ lỡ nhiều thông tin trong lĩnh vực của mình, chẳng hạn như công nghệ hoặc quy trình mới. Chính vì thế, việc nghiên cứu tin tức trực tuyến giúp chúng ta có thêm kiến thức và kinh nghiệm, đồng thời hỗ trợ mỗi người vào guồng công việc nhanh hơn. Đây cũng là công đoạn rất có lợi cho các công việc liên quan đến hoạch định chiến lược như dự báo thị trường, phân tích xu hướng và phát triển chiến lược tiếp thị.

 

9. Bắt đầu lên kế hoạch cho kỳ nghỉ tiếp theo tinh thần

 

Nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng việc lên kế hoạch cho kỳ nghỉ tiếp theo giúp bạn có mục tiêu để hướng tới hơn. Nó cũng có thể giúp bạn duy trì và cải thiện thái độ tích cực. Dù chuyến đi nghỉ dưỡng đó cách bạn vài tuần hay vài tháng, thì hãy coi nó là phần thưởng cho sự chăm chỉ và cam kết của bạn đối với các nhiệm vụ và trách nhiệm hiện tại.

công việc
Ảnh: Unsplash
Người

_________

Bài: Thùy Dung

Tham khảo: indeed

No more