Sức khỏe 11/02/2024

Phương pháp mewing có thực sự mang lại hiệu quả?

Bài EM Digital Editor

Trong thời gian vừa qua, cụm từ "mewing" đã được bàn luận thường xuyên. Phương pháp này là gì và nó tác động ra sao đến khuôn mặt của bạn? Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu qua bài viết sau.

mewing

Hầu hết các bài tập cho khuôn mặt trên mạng xã hội đều nhằm mục đích giảm thiểu nếp nhăn hoặc giảm tình trạng cằm đôi. Nhưng mewing lại có thể làm được nhiều hơn thế. Chỉ với một động tác đơn giản, kỹ thuật này có thể thay đổi hàm, làm thẳng răng, cải thiện nhịp thở và khắc phục các vấn đề chỉnh nha mà không cần niềng răng hay phẫu thuật. Nhưng liệu nó có thực sự mang lại hiệu quả? Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu qua bài viết sau đây.

8

1. Mewing là gì?

 

Mewing là phương pháp bắt nguồn từ những năm 1970 do bác sĩ chỉnh nha người Anh John Mew phát triển. Với vị trí đặt lưỡi, kỹ thuật mewing nhằm mục đích cải thiện thẩm mỹ khuôn mặt và khắc phục các vấn đề chỉnh nha.

 

2. Phương pháp này hoạt động như thế nào?

 

Theo bác sĩ John Mew, mewing nhằm mục đích thay đổi những bất thường về cấu trúc và cải thiện diện mạo khuôn mặt bằng cách điều chỉnh “tư thế miệng” hoặc sự thẳng hàng của răng, môi, lưỡi, và hàm.

 

Khi răng và lưỡi thẳng hàng, hàm sẽ ở vị trí lý tưởng. Đây được gọi là ‘tư thế miệng tối ưu’ và hàm có thể di chuyển tự do và dễ dàng. Khi răng và lưỡi bị lệch, hàm cũng có thể bị lệch, dẫn đến đau hàm, đau đầu và các vấn đề khác.

 

Ý tưởng đằng sau phương pháp chỉnh nha là việc duy trì tư thế răng miệng tối ưu, và việc cải thiện sức mạnh cho hàm sẽ tăng cường trương lực cho cơ mặt, buộc hàm phải nở ra và hỗ trợ răng thẳng. Nhiều người ủng hộ việc kết hợp mewing với các bài tập khác, chẳng hạn như nhai kẹo cao su và ăn những thực phẩm cứng hơn.

mewing
Ảnh: TRIKWAN Aesthetics

3. Cách mewing hiệu quả

 

Mewing là vị trí lưỡi được đặt và cần duy trì mọi lúc. Trong khi hầu hết mọi người đặt lưỡi ở phía dưới miệng, thì mewing cần lưỡi phải nằm ngang với phía trên của vòm miệng. Điều này có thể mất một thời gian, nhưng sẽ trở thành thói quen khi tập lâu.

 

– Ngậm miệng lại, kể cả môi, sao cho răng chạm vào nhau.

 

– Thư giãn lưỡi của bạn.

 

– Đặt thân lưỡi lên vòm miệng, đầu lưỡi ở gần phía sau của răng cửa hàm trên.

 

– Duy trì tư thế này càng lâu càng tốt và lặp lại thường xuyên.

 

Kết quả mà bạn đạt được phụ thuộc vào từng người. Một số chỉ cần vài tuần, nhưng những người khác lại nói rằng phải mất vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm.  Theo giả thuyết, nếu những thay đổi trên khuôn mặt có thể xảy ra ở mức độ nhẹ khi mewing, thì nó sẽ cần nhiều thời gian hơn.

mewing
Ảnh: Everydayhealth

 

4. Lợi ích mà phương pháp này được quảng bá mang lại

 

Ngoài tính thẩm mỹ, việc mewing còn có thể giải quyết chứng ngưng thở khi ngủ, cải thiện khả năng thở và nuốt, giảm đau khớp và viêm xoang. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng đáng tin cậy nào chứng minh cho những tuyên bố này. Ngoài ra, chứng ngưng thở khi ngủ có thể liên quan đến nhiều yếu tố không liên quan đến giải phẫu và thậm chí có thể nguy hiểm nếu không được giải quyết đúng cách. Nếu lo lắng, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp từ một chuyên gia có trình độ.

 

Tuy nhiên, những thay đổi về tư thế đều có thể ảnh hưởng đến miệng. Ví dụ, nếu lưỡi liên tục đẩy về phía trước – một hiện tượng được gọi là lực đẩy lưỡi có thể khiến răng nhô ra một chút. Và nếu liên tục nghiến răng, chúng có thể bị mòn. Ngoài ra, kích thước và vị trí của hàm cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

 

mewing
Ảnh: SkinSational MedSpa

 

5. Rủi ro về sức khỏe của mewing

 

Việc lạm dụng cơ mặt và khớp thái dương hàm có thể gây ra những tác dụng phụ, chẳng hạn như mệt mỏi, đau đớn hoặc rối loạn chức năng. Ngoài ra, nếu thực hiện không đúng cách, mewing có thể khiến hàm và răng bị lệch, từ đó góp phần gây ra các biến chứng về khớp cắn, răng lung lay sứt mẻ, tụt nướu và đau hàm.

 

Các chuyên gia cũng lưu ý rằng các kỹ thuật này không thể thay thế cho việc chăm sóc y tế và các vấn đề như ngưng thở khi ngủ, lệch hàm, khó thở và nuốt.

 

Nếu bạn lo lắng về hình dáng, liên kết hoặc chức năng của hàm hay bất kỳ vấn đề sức khỏe răng miệng và hô hấp nào khác, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Điều

__________

Bài: Vĩnh Khang

Tham khảo: Everyhealth

No more