Sức khỏe 22/09/2023

Những lưu ý chăm sóc sức khỏe cho nam giới tuổi 30

Bài Tuan Anh

Ở tuổi 30, cơ thể của nam giới có những thay đổi rất rõ rệt từ cơ bắp, tim mạch, đến chuyển động. Làm sao để chăm sóc sức khỏe tốt nhất ở giai đoạn này? Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu qua bài viết sau.

Ở độ tuổi 30, nam giới chúng ta vẫn tin vào sự bất khả chiến bại về sức khỏe của mình. Điều này bao gồm việc chế độ ăn uống không lành mạnh, lạm dụng chất gây nghiện, không khám sức khỏe hàng năm. Tuy nhiên, bạn nên hiểu một vài thay đổi nhỏ trong sinh hoạt sẽ giúp bản thân cải thiện chất lượng sống tốt hơn vào sau này.

Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu những điều bạn nên làm cho cơ thể của bản thân khi bước qua tuổi 30.

"Bí

1. Theo dõi huyết áp và cholesterol

Bệnh tim là kẻ thù số 1 của nam giới, và việc phòng ngừa chúng rất quan trọng, Chính vì thế, bạn nên theo dõi huyết áp, cholesterol, chế độ ăn uống và dinh dưỡng.

Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim ở thời điểm hiện tại sẽ thiết lập một thói quen có thể theo bạn suốt đời. Hãy tập trung vào thực phẩm nguyên chất và các lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật.

sức khỏe
Ảnh: Unsplash

2. Duy trì khối lượng cơ bắp

Khi bước sang tuổi 30, bạn bắt đầu mất 3-5% khối lượng cơ bắp mỗi thập kỷ. Điều này có nghĩa là một người đàn ông trung bình mất khoảng 30% khối lượng cơ bắp trong suốt cuộc đời. Nhưng đừng lo lắng, bạn có thể giữ cho cơ thể khỏe mạnh và săn chắc bằng những thói quen lành mạnh cơ bản như bổ sung protein lành mạnh thường xuyên trong chế độ ăn uống, đồng thời chăm chỉ tập luyện thể thao.

Hãy đặt mục tiêu hoạt động cơ thể từ 30 đến 60 phút mỗi ngày. Đôi khi, bạn không cần phải tập gym nặng nhọc. Hãy thử các nhiệm vụ đơn giản như dắt chó đi dạo, đứng dậy và nghỉ ngơi sau khi làm việc trên máy tính.

3. Biết về lịch sử bệnh lý của gia đình

Hãy nói chuyện với gia đình bạn và tìm hiểu xem người thân có tiền sử bệnh ung thư, cao huyết áp và cholesterol hay không.

Nếu gia đình bạn có tiền sử ung thư, hãy thực hiện sàng lọc sớm, trong đó điển hình là ung thư tuyến tiền liệt và ung thư ruột kết.

sức khỏe
Ảnh: Unsplash

4. Chăm sóc sức khỏe tinh thần

Nam giới chúng ta thường bỏ qua những dấu hiệu về sức khỏe tinh thần. Bất kể trách nhiệm mà bạn đang gánh vác là gì, hãy ưu tiên việc chăm sóc bản thân. Dù bận rộn, bạn vẫn nên có những sở thích riêng, chăm chỉ tiếp xúc với thiên nhiên và tìm kiếm bạn bè thân thiết.

Ngoài ra, nếu bạn không cảm thấy là chính mình hoặc gặp vấn đề với chứng lo âu hoặc trầm cảm, hãy liên hệ với bác sĩ.

5. Thực hiện các xét nghiệm sức khỏe thường xuyên và kết nối với bác sĩ

Việc xét nghiệm các số liệu của cơ thể giúp bạn biết được tình hình sức khỏe qua từng năm. Đây là một cách tuyệt vời để giữ gìn sức khỏe, đồng thời phòng ngừa mọi chiều hướng tiêu cực trước khi chúng trở thành vấn đề thực sự.

Bên cạnh đó, hãy luôn kết nối với bác sĩ và cởi mở về những tình trạng sức khỏe của mình.

sức khỏe
Ảnh: Unsplash

6. Kiểm tra testosterone của bạn

Ở độ tuổi 30, xương của bạn có thể bắt đầu mất đi kích thước, trái tim dần mất sức mạnh và cơ bắp không còn linh hoạt như trước. Đặc biệt hơn, lượng testosterone của bạn cũng dễ bị ảnh hưởng.

Các triệu chứng thiếu hụt testosterone thường thấy là: Trầm cảm, giảm ham muốn, mất ngủ,…Một số triệu chứng này có thể là kết quả tự nhiên của quá trình lão hóa, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến các tình trạng sức khỏe khác.

Nếu bạn cảm thấy mình đang bị thấp testosterone, hãy làm xét nghiệm. Bởi lẽ, khi hormone này quá thấp, nó có thể liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, bệnh tim.

7. Uống ít rượu và ngừng hút thuốc

Nghiên cứu mới chỉ ra rằng uống rượu say dù chỉ một lần một tuần có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe lên gần gấp 5. Nếu bạn uống nhiều hơn một ly mỗi ngày, hãy cân nhắc cắt giảm trước khi thói quen này hình thành.

Còn với thuốc lá, đây là thứ tương quan lớn với bệnh ung thư phổi, nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

sức khỏe
Ảnh: Unsplash

8. Luôn để mắt các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn

Ở tuổi 30 trở lên, nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt và tinh hoàn tăng lên. Điều quan trọng là bạn phải chú ý và kiểm tra các bộ phận này thường xuyên, đồng thời ghi lại mọi thay đổi hoặc bất thường mà bạn có thể gặp phải như: Tiểu đau, mệt mỏi mãn tính, rối loạn cương dương,…

Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào, hãy tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ.

9. Chăm sóc tim mạch

Một số điều bắt đầu xảy ra với hệ thống tim mạch của bạn ở độ tuổi 30. Đầu tiên, vì trái tim là một cơ bắp nên nó bắt đầu có dấu hiệu của tuổi tác giống như các cơ khác. Vì thế, hãy tập luyện thể dục thường xuyên.

Hãy thử tập xen kỹ: Các đợt hoạt động ngắn nhưng cường độ cao, trong đó nhịp tim của bạn tăng lên 80 đến 95 phần trăm mức tối đa, sau đó là khoảng thời gian phục hồi trước khi tăng tốc trở lại.

sức khỏe
Ảnh: Unsplash

10

__________

Bài: Thùy Dung

Tham khảo: selecthealth

No more