Sức khỏe 30/11/2023

Hoạt động hàng ngày ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch như thế nào?

Bài ELLE Team

Tim có vai trò quan trọng quyết định đến sự sống của cơ thể. Một khi tim và mạch máu không còn đủ sức để duy trì các chức năng bơm máu và cung cấp oxy sẽ dẫn đến hệ tuần hoàn có nguy cơ ngưng hoạt động gây nhiều nguy hiểm cho cơ thể. Bởi thế, bảo vệ sức khỏe cho trái tim của bạn là vô cùng cần thiết.

 

Hệ tim mạch như một “đấu sĩ” hoạt động bền bỉ trong suốt quá trình sự sống của bạn. Dù vậy, đừng nghĩ rằng nó sẽ luôn hoạt động tốt. Một số hoạt động sẽ giúp bạn kéo dài tuổi thọ cho tim, nhưng một số khác lại gây hại đến sức khỏe tim mạch của bạn. Để hiểu rõ hơn, mời bạn đọc cùng ELLE Man tìm hiểu những tác động lên sức khỏe tim mạch bởi các hoạt động thường ngày gây nên.

Thời

Tác động của việc ngồi nhiều đến sức khỏe tim mạch

suc khoe tim mach - ngoi lam viec - Studio republic Unsplash
Ảnh: Studio republic/Unsplash

Nhiều người có suy nghĩ rằng khi ngồi làm việc chỉ não bộ mới hoạt động hết công suất, còn tim thì được nghỉ ngơi. Thực tế khi ngồi, nhịp tim của bạn châm hơn và buộc tim phải làm việc nhiều. Đó là lý do tại sao khi đo huyết áp lúc ngồi lại cao hơn đứng hay nằm. Nếu tình trạng ngồi làm việc liên tục diễn ra trong thời gian dài có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe tim mạch bao gồm xơ cứng động mạch, suy giảm tuần hoàn máu.

tim mạch
Ảnh: Unsplash

Cách cải thiện sức khỏe tim mạch: Lời khuyên đến từ Tiến sĩ Bethany Barone Gibbs, bác sĩ dịch tễ về tim mạch đó là hãy cử động đôi chân của bạn. Khi bạn cử động chân bằng cách cong chân ra sau hay đung đưa qua lại sẽ tạo sức ép lên tĩnh mạch và đẩy máu về các nhánh tĩnh mạch gốc.

 

Việc ngồi từ 6 – 8 tiếng/ ngày là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt là những người làm việc ở văn phòng. Tuy nhiên, lâu lâu bạn nên để cho tim và cột sống của mình được thư giãn bằng cách đứng lên và đi lại ít nhất một giờ một lần, có thể là lấy một cốc nước, trò chuyện với ai đó, miễn là bạn không còn giữ tư thế ngồi nữa.

 

Tác động của tập thể dục

hoat dong hang ngay anh huong suc khoe tim mach
Ảnh: Getty Images

Tác dụng của những bài tập thể hình hay các hoạt động thể thao như chạy bộ, đạp xe, leo núi đối với cơ tim là điều không cần phải bàn cãi. Khi tập thể dục, cơ bắp của bạn căng ra và kích thích quá trình lấy oxy từ máu lưu thông, hỗ trợ cho tim trong quá trình bơm máu. Ngoài ra, tập thể dục còn là một liều thuốc ức chế beta hữu hiệu giúp hạ huyết áp, điều hòa nhịp tim chậm lại ngay cả khi bạn nghỉ ngơi.

 

Nhiều nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên rèn luyện thể thao có nguy cơ mắc bệnh tim mạch ít hơn người không tập thể dục 20%. Hãy cố gắng đảm bảo tập luyện các bài aerobic có cường độ từ nhẹ – trung bình – nặng ít nhất 150 phút trong một tuần.

tap gym cai thien suc khoe - Sam Moqadam Unsplash
Ảnh: Sam Moqadam/Unsplash

Cách cải thiện sức khỏe tim mạch: Ngoài tập thể dục thường xuyên, duy trì chế độ ăn uống hợp lý và không hút thuốc là điều quan trọng để giữ một trái tim khỏe mạnh. Bạn nên có kế hoạch ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều trái cây và rau củ, các loại đậu, ngũ cốc và chất béo tốt (có trong cá hồi, các loại hạt và dầu ô liu), một lượng rượu vừa đủ cũng giúp tim bạn hoạt động tốt hợp.

Series

Tác động của stress đến sức khỏe tim mạch

stress - Christian Erfurt Unsplash
Ảnh: Christian Erfurt/Unsplash

Trong cuộc sống thường ngày không thể tránh khỏi những sự việc khiến bạn stress. Tuy nhiên hãy hạn chế nó hết mức có thể. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, nó sẽ kích thích cơ thể của bạn sản sinh ra adrenaline và cortisol. Hai loại hormone này khi đi vào máu sẽ kích thích tim đập nhanh, tăng huyết áp. Điều này rất tốt cho quá trình tập thể dục, nhưng nếu nó xảy ra trong một cuộc họp hay một cuộc nói chuyện thì không ổn chút nào. Hơn nữa, sau khi kết thúc việc luyện tập, cơ thể của bạn sẽ tự điều chỉnh để nhịp tim trở về ổn định, nhưng khi bạn căng thẳng thì điều này sẽ không xảy ra.

chia se - Helena Lopes Unsplash
Ảnh: Helena Lopes/Unsplash

Cách cải thiện sức khỏe tim mạch: Bất cứ các trạng thái căng thẳng nào cũng có thể gây sức ép cho tim của bạn, từ việc ức chế vì kẹt xe, cãi nhau với bạn đời cho đến tù túng bởi không gian làm việc chật chội. Bởi vậy xác định nguyên nhân và làm giảm căng thẳng là điều hết sức cần thiết. Có nhiều cách để bạn bình ổn tâm trạng của mình. Bạn có thể học một lớp yoga, thiền, tập hít thở sâu, đi bộ hay trò chuyện, chia sẻ với người thân và bạn bè. Trong trường hợp mọi thứ vẫn không được giải quyết, lời khuyên đưa ra là bạn nên gặp bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ tốt nhất.

Những

Bài: Oanh Nguyễn

Tham khảo: Men’s Health

No more