Tắm nước lạnh đem lại những lợi ích bất ngờ nào cho bạn?

Bài Tuan Anh

Những thói quen thường nhật như làm việc, nghỉ ngơi và vui chơi dần trở nên đơn điệu. Nếu bạn đang tìm kiếm một thói quen mới bổ sung vào cuộc sống của bản thân, thì hãy thử việc tắm nước lạnh. Nó sẽ đem lại cho bạn tác dụng bất ngờ.

Việc tắm nước lạnh có nhiều lợi ích mà có thể bạn chưa biết. Bạn có thể tắm nước lạnh để đánh thức bản thân vào mỗi buổi sáng hoặc để hạ nhiệt vào những ngày Hè nóng bức.

Chắc chắn là bạn đã từng nghe về những kỹ thuật trị liệu khi ngâm mình với đá lạnh, cũng như tắm nước lạnh. Dựa theo những tìm kiếm đến từ trang dành cho nam giới nổi tiếng là The Manual, hãy cùng điểm qua các nghiên cứu hàng đầu về chủ đề thú vị này. Và nếu bạn muốn bắt tay thực hiện, hãy nhớ hỏi thêm bác sĩ cá nhân để tìm những căn bệnh tiềm ẩn khiến việc tắm nước lạnh trở nên nguy hiểm với bạn.

Cạo

Phương pháp “Vòi sen Scotland”

Có một cách dễ dàng hơn nếu bạn chưa dám thử thách bản thân với bồn tắm nước, là thử hạ thấp nhiệt độ vòi tắm của bạn xuống dưới 70 độ F (khoản 21 độ C), vì việc đó cũng đem lại những lợi ích tương tự. Bạn có thể trải nghiệm những lợi ích về mặt tinh thần và thể chất của liệu pháp này khi tắm trong thời gian từ hai đến ba phút ngắn ngủi.

Phương pháp này từng được đặt tên là “Vòi sen Scotland” và “Vòi sen James Bond” (trong cuốn sách của Ian Fleming, 0007 bắt đầu tắm ở nhiệt độ nước khá nóng và sau đó hạ nhiệt độ nước xuống mức đóng băng), nhưng thực chất thì liệu pháp này đã có từ nhiều thế kỷ trước. Cha đẻ Y học – Hippocrates, đã sử dụng nước lạnh để điều trị các bệnh nghiêm trọng. Trong kỷ nguyên hiện đại, liệu pháp tắm lạnh có liên quan đến việc thúc đẩy sự linh hoạt của tinh thần, giảm lo âu và trầm cảm.

Ảnh: Unsplash

Tắm nước lạnh có tác dụng như thế nào đối với cơ thể?

Vận động viên người Hà Lan – Wim Hof được biết đến với biệt danh nổi tiếng “Iceman” vì chịu được nhiệt độ cực lạnh mà người thường gần như mất khả năng kiểm soát hơi thở và tinh thần. Trên thực tế, hiện tại anh ta đã tạo ra liệu pháp riêng mang tên mình: Phương pháp Wim Hof.

“Tập trung ý thức và hơi thở khi ngâm lạnh đòi hỏi sự kiên nhẫn và quyết tâm. Khi bắt đầu phương pháp này, dần dần bạn sẽ khám phá và làm chủ cơ thể, cũng như tâm trí của chính mình”, theo trang web của Hof. Ông gọi đó là “Một cách thiết thực để trở nên hạnh phúc hơn, khỏe hơn và mạnh mẽ hơn.”

Cách thực hiện:

Nếu bạn đang nghĩ đến việc bắt đầu liệu pháp tắm lạnh để hồi phục cơ bắp sau khi tập luyện, thì một nghiên cứu cho thấy rằng bạn nên tắm nước lạnh trong 24 phút ở nhiệt độ 50-59 độ F (khoản 10-15 độ C).

Nhưng cơ chế hoạt động của liệu pháp này như thế nào? Trong thời gian tiếp xúc với nước lạnh, cơ thể bạn cố gắng duy trì thân nhiệt ở mức bình thường bằng cách tăng sản sinh nhiệt và giảm thiểu sự mất nhiệt. Điều này dẫn đến sự thích nghi về thể chất (run rẩy) và các cơ chế phản ứng, gây ra những thay đổi về trao đổi chất và nội tiết tố cũng như hệ thống miễn dịch của bạn. Nó cũng làm giảm nhịp tim và những triệu chứng viêm nhiễm của cơ thể.

Ở mức độ da liễu, các bác sĩ cho biết việc tắm lạnh nhanh là tốt nhất cho sức khỏe làn da của bạn và thúc đẩy lưu lượng máu. Nghiên cứu sâu hơn thì việc tắm nước lạnh có thể làm giảm nhiệt độ của các mô bị tổn thương, đồng thời cải thiện khả năng lưu thông máu, tăng tốc độ phục hồi cơ. Thực hành tắm lạnh trong thời gian dài cũng được chứng minh là giúp tăng cường trao đổi chất và có khả năng đốt mỡ thông qua quá trình sinh nhiệt của cơ thể.

Ảnh: Unsplash

Vậy có nhất nhiết phải là nước lạnh 100% không?

Không! Các chuyên gia trong lĩnh vực này kết luận rằng sự luân phiên giữa nhiệt độ nóng và lạnh sẽ thúc đẩy oxy và chất dinh dưỡng đến các cơ quan của bạn, thúc đẩy quá trình thải độc và giảm nồng độ lactate trong máu, giúp phục hồi cơ bắp nhanh chóng hơn. Đây là một thông tin tuyệt vời, bởi một số người vẫn tin rằng phải ngâm cơ thể vào nước ở nhiệt độ gần như đóng băng, như việc ôm một khối đá 20 pound (khoản 9kg) vào ngực mới có tác dụng thì điều đó hoàn toàn không cần thiết.

Một báo cáo năm 2016 cho thấy tắm nước lạnh nhanh 30-60 giây thực sự làm giảm số ngày nghỉ làm và cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như năng suất làm việc của bản thân. Các nhà nghiên cứu thậm chí còn so sánh lợi ích sức khỏe của việc tắm nước lạnh thường xuyên với tác động của các hoạt động thể chất ( và đây là tin vui nếu như bạn muốn có cớ để bỏ qua một buổi đi bộ và thay thế bằng việc tắm lạnh).

Nếu bạn có thể kết hợp việc tắm nước lạnh định kỳ và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp giảm thiểu hơn 50% tình trạng đau ốm của cơ thể.

Tắm nước lạnh trong 30 giây đến ba phút sẽ khiến bạn cảm thấy mức năng lượng tăng lên rõ rệt, nó tương tự như việc được nạp một lượng caffeine vào cơ thể. Và đấy là lý do giúp tinh thần của bạn trở nên tỉnh táo khi tắm nước lạnh.

Ảnh: Alora Griffiths/ Unsplash

Làm thế nào mà nước lạnh làm cho não của bạn khỏe hơn?

Báo cáo của Tiến sĩ Rhonda Patrick về “Gây sốc cơ thể” cho thấy, rằng tắm nước đá và tắm nước lạnh làm tăng giải phóng norepinephrine, một loại hormone có tác dụng như chất dẫn truyền thần kinh, giúp bạn bình tĩnh hơn. Nó cũng có ảnh hưởng đến tâm trạng, sự cảnh giác, tập trung và sự chú ý của bạn.

Cách thực hiện:

Thử tắm nước lạnh từ hai đến ba phút dưới 68 độ F (20 độ C). Tiến sĩ Roy Baumeister, nhà tâm lý xã hội học của Đại học bang Florida chia sẻ với trang The Manual: “Tắm nước lạnh là một cách tốt để tập luyện sự tự chủ. Làm điều này thường xuyên sẽ cải thiện khả năng tự chủ của bạn trong đời sống, giúp rèn luyện ý chí và xây dựng tính cách.”

Một nghiên cứu khác tập trung đặc biệt vào việc sử dụng nước lạnh để điều trị trầm cảm cho thấy rằng việc tiếp xúc với nước lạnh sẽ kích thích hệ thần kinh giao cảm của chúng ta và làm tăng mức beta-endorphin và noradrenaline. Các nhà nghiên cứu còn cho biết: “Do mật độ các thụ thể lạnh trong da cao nên tắm nước lạnh sẽ truyền một lượng lớn các xung điện từ các đầu dây thần kinh ngoại vi đến não, có thể giúp chống trầm cảm”.

Một số chứng trầm cảm có thể do lối sống thiếu các kích thích sinh lý mà loài linh trưởng trải qua trong quá trình tiến hóa, chẳng hạn như “các bài tập nhiệt” như bơi trong nước lạnh nhằm thúc đẩy các chức năng não.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có động lực để xây dựng thói quen tắm lạnh đầy ích lợi cho cơ thể này.

10
Ảnh: Unsplash

____________

Tạp chí Phái mạnh ELLE Man

Bài: Thùy Dung

Tham khảo: The Manual

No more