Kỹ năng 08/09/2023

7 thói quen giúp bạn tiết kiệm tiền hiệu quả hơn

Bài Tuan Anh

Đôi khi, việc tiết kiệm hiệu quả chi phí mỗi tháng lại đến từ các thói quen nhỏ mà bạn dễ dàng thực hành. Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu qua bài viết sau.

Trong cuộc sống, rất nhiều chi phí mà bạn cần phải đảm đương như việc xe cần bảo dưỡng, hay chi phí niềng răng, thăm khám sức khỏe hoặc nhà cửa cần sửa chữa,… điều này khiến việc tiết kiệm trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Thậm chí, dù đã cố gắng chi tiêu ít hơn, nhưng luôn có điều gì đó xảy đến, và tài khoản tiết kiệm của bạn lại chẳng còn bao nhiêu hoặc hết sạch.

May mắn là có rất nhiều cách để tiết kiệm bằng cách thay đổi vài thói quen hàng ngày của bản thân bạn. Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu qua bài viết sau.

Thương

1. Nói lời tạm biệt với các khoản nợ

Thanh toán nợ hàng tháng là khoản tiền lớn nhất ảnh hưởng đến việc tiết kiệm. Vì vậy, đây là thứ bạn cần kết thúc càng sớm càng tốt.

Cách nhanh nhất để trả hết nợ là áp dụng phương pháp “Snowball – Quả cầu tuyết”. Đây là phương pháp liệt kê các khoản nợ và lần lượt trả hết từ các chi phí nhỏ trước, sau đó tập trung tài chính trả các khoản lớn hơn. Sự thay đổi hành vi này giúp bạn hạn chế gia tăng nợ nần và giảm dần những con số. Sau khi thành công, bạn có thể bắt đầu mục tiêu tiết kiệm của bản thân. 

tiết kiệm
Ảnh: Unsplash

2. Tiết kiệm một cách tự động

Bạn có thể thiết lập cho tài khoản ngân hàng của mình chuyển một số tiền sang ngân sách tiết kiệm mỗi tháng một cách tự động. Điều này không quá đáng sợ mức chi phí này chỉ khoảng 10% thu nhập của bạn.

3. Giảm chi phí tiện ích, năng lượng

Bạn có thể giảm thiểu chi phí hóa đơn điện, nước chỉ bằng vài điều chỉnh nhỏ trong ngôi nhà của mình. Hãy bắt đầu với một số việc đơn giản như thay vì tắm hàng giờ đồng hồ thì hãy chăm sóc cơ thể trong thời gian ngắn hơn, sửa các đường ống bị rỉ nước, giặt quần áo với nước lạnh, lắp đặt công tắc điều chỉnh độ sáng cho các thiết bị chiếu sáng và sử dụng bóng đèn LED.

Mặc dù việc thay mới các thiết bị ban đầu có thể tốn kém, nhưng về lâu dài, khoản chi này sẽ được bù lại bằng việc chi phí hóa đơn tiện ích của bạn được giảm xuống.

tiết kiệm
Ảnh: Unsplash

4. Hỏi về giảm giá và thanh toán bằng tiền mặt

Không có nhiều người hỏi về các chương trình giảm giá vì ngại. Nhưng lần tới, khi bạn mua vé xem phim hay sử dụng dịch vụ nào đó, hãy kiểm tra xem liệu họ có giảm giá đặc biệt nào cho học sinh, sinh viên, hạng thành viên hay không vì bạn có thể tiết kiệm một khoản khi sử dụng chúng. Ngoài ra, hãy thanh toán bằng tiền mặt để kiểm soát các khoản chi tốt hơn, do nhiều người thường thanh toán trực tuyến.

5. Giới hạn chi tiêu để tiết kiệm

Đừng mua bất kỳ thứ gì không cần thiết trong một tuần hoặc thậm chí là trong tháng. Hãy nghĩ về nó như một mục tiêu, thử thách cần phải đạt được. Trong quá trình đó, hãy thường xuyên kiểm tra những thành công nho nhỏ đó để bạn được tiếp thêm động lực và giúp loại bỏ thói quen chi tiêu những thứ không cần thiết.

Bạn cũng có thể hạn chế chi tiêu của bạn bằng cách chuẩn bị bữa ăn tại nhà, hạn chế ăn uống bên ngoài. Ngoài ra, bạn nên tránh mua sắm bốc đồng, lập danh sách trước khi mua, tránh những thứ không thuộc về nhu cầu cơ bản.

tiết kiệm
Ảnh: Unsplash

6. Không đến quán cà phê

Không được đến quán cà phê đúng là chẳng hề vui, nhưng chúng ta đang đề cập đến việc giảm chi tiêu cho quán cà phê chứ không phải dừng uống cà phê. Thay vì chi 40.000 – 80.000 nghìn cho một cốc cà phê hàng ngày tại quán, bạn có thể tiết kiệm hơn khi tự pha tại nhà hoặc ít nhất là giảm số lần lái xe đến quán cà phê.

7. Hiểu sức mạnh của việc nói “không” hoặc “không phải bây giờ”

Chúng ta đang sống trong một thế giới tiện ích với ứng dụng đặt trực tuyến và giao hàng nhanh chóng. Các chương trình giảm giá, quảng cáo trên mạng xã hội khiến bạn ngay lập tức muốn “chốt đơn” chỉ sau vài cú nhấp chuột hoặc chạm trên điện thoại. 

Điều này cần được kiểm soát. Bạn hãy cố gắng trì hoãn chúng và cố gắng nói “không” hoặc “không phải bây giờ”. Những thứ bạn muốn mua bây giờ có thể sẽ không cần nữa chỉ sau một ngày. Việc trì hoãn quyết định mua sắm sẽ giảm đáng kể những chi tiêu không hợp lý.

Sự thay đổi nhỏ này dần dần giúp bạn thay đổi tư duy để xây dựng thói quen chi tiêu tốt hơn. Tiết kiệm sẽ giúp sức khỏe tinh thần và cảm xúc của bạn được cải thiện, tránh cảm xúc khó chịu, tự trách vì việc mua sắm không cần thiết.

tiết kiệm
Ảnh: Unsplash

Bạn chỉ có thể bắt đầu tiết kiệm khi có được thói quen chi tiêu lành mạnh. Hãy thử những mẹo trên và có một kế hoạch nghiêm túc cho việc này. Khi tài khoản tiết kiệm từng chút được tăng thêm, bạn sẽ có thêm động lực để tiếp tục kiểm soát chi tiêu.

8

_________

Bài: Thùy Dung

Tham khảo: ramseysolutions

No more