Sức khỏe 01/07/2023

Bí quyết hiệu quả giúp bạn phục hồi sau kiệt sức

Bài ELLE Team

Khả năng chịu đựng áp lực của não bộ và cơ thể của bạn là có hạn. Nếu bạn thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi và làm việc quá tải mà không có biện pháp gì để hỗ trợ thì sẽ dẫn đến tình trạng kiệt sức khiến cả thể chất lẫn tinh thần đều chịu tác động nặng nề.

Kiệt sức không xảy đến rõ ràng để bạn có thể cảm nhận, nó âm ỉ từ từ tiếp cận bạn và một khi bạn nhận ra thì cuộc sống của bạn đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó bạn cần xác định và tìm cách đối phó nếu bản thân đang có dấu hiệu của kiệt sức. Hãy cùng ELLE Man đến với những cách để thoát khỏi tình trạng kiệt sức trong bài viết sau.

Bí

Kiệt sức là gì?

Kiệt sức là tình trạng kiệt quệ về mặt tình cảm, thể chất và tình thần do căng thẳng, mệt mỏi kéo dài. Tình trạng này xảy ra khi bạn cảm thấy mọi việc trở nên quá tải, không còn cảm xúc, hứng thú cũng như động lực để tiếp tục công việc.

Hậu quả mà kiệt sức tác động đến bạn rất nghiệm trọng. Cuộc sống cá nhân, công việc và các mối quan hệ xã hội đều sẽ bị tác động tiêu cực khi bạn kiệt sức. Quan trọng, nếu tình trạng này diễn ra lâu dài nó còn làm suy yếu sức đề kháng và cơ thể bạn dễ cảm lạnh hơn.

phục hồi sau kiệt sức - Shutterstock
Ảnh: Shutterstock

Những dấu hiệu chính cho thấy bạn đang trong tình trạng kiệt sức bao gồm:

– Hay quên và khó tập trung

– Mất động lực làm việc

– Tiêu tốn nhiều thời gian để giải quyết công việc hơn bình thường

– Thiếu tự tin vào bản thân

– Tránh né các mối quan hệ và tự cô lập với người thân

– Thường cảm thấy bực bội, cáu gắt

– Đau nhức cơ

– Mệt mỏi

– Mất ngủ

Những cách thoát khỏi tình trạng kiệt sức

1. Xác định nguyên nhân khiến bạn kiệt sức

Bí quyết hiệu quả giúp bạn phục hồi sau kiệt sức
Ảnh: Christopher lemercier/Unsplash

Nếu muốn chữa lành tình trạng kiệt sức bạn cần xác định gốc rễ nguyên nhân khiến bản thân rơi vào sự căng thẳng, mệt mỏi. Kiệt sức thường xảy ra do các yếu tố liên quan đến công việc và sự nghiệp, chẳng hạn như khối lượng công việc chồng chất khiến bạn tích tụ stress ngày một nhiều hơn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể đối mặt với kiệt sức khi:

– Có lịch học dày đặc.

– Gặp vấn đề trong các mối quan hệ, đặc biệt là những vấn đề “đi vào ngõ cụt”, không có phương hướng giải quyết.

– Chăm sóc người thân bị bệnh nan y nguy hiểm.

– Cố gắng ôm đồm nhiều việc cùng một lúc lâu ngày cũng sẽ khiến bạn mệt mỏi và dẫn đến kiệt sức.

phục hồi sau kiệt sức - iStock
Ảnh: iStock

Có thể bạn nghĩ rằng mình là một cái cây to lớn với sức mạnh vững chãi không dễ dàng bị khuất phục; nhưng ngày nào đó có một hoặc hai và có thể là ba trong những yếu tố trên ập đến với bạn, chúng như từng nhát cưa phập vào thân cây rồi tới lúc đủ lực, cây sẽ gãy – chính là khi tình trạng kiệt sức xảy ra. Đừng chủ quan và hãy ngồi lại suy nghĩ kỹ càng để tìm ra nguyên nhân của những căng thẳng, mệt mỏi mà bạn đang đối mặt.

2. Tránh “đeo gông” vào cổ

Khi bạn nhận thấy công việc của mình đã đủ áp lực, hãy từ chối  những yêu cầu giúp đỡ từ người khác hoặc từ chính bản thân bạn.

ôm đồm công việc
Ảnh: Getty Images

Những người tham vọng, không ngừng nghỉ phấn đấu cho sự nghiệp rất dễ rơi vào bẫy “tham công tiếc việc”, họ thường ôm đồm hết tất cả công việc và thực hiện nó cùng một lúc. Điều này có thể dẫn đến phản tác dụng khi họ dần mất năng lượng và cuối cùng chẳng có công việc nào được hoàn thành.

Hãy học cách chấp nhận rằng bạn không thể hoàn thành khối lượng công việc lớn như vậy một mình trong một thời gian cụ thể, bạn có thể đề nghị cấp trên bổ sung thêm nhân lực hoặc phân chia công việc cho một người khác làm tốt hơn. Sau đó, tinh thần bạn sẽ được thoải mái và nhẹ nhỏm hơn.

3. Trò chuyện với người mà bạn tin tưởng

tro chuyen voi nguoi tin tuong
Ảnh: Unsplash

Đôi khi việc xác định nguyên nhân kiệt sức không dễ dàng và bạn cần một người thân yêu đủ tin tưởng để giúp bạn nhận ra điều đó, nếu không họ cũng sẽ là nguồn động viên bên cạnh để bạn bớt cô đơn. Người thân – những người đủ gần để hiểu điều gì phù hợp với bạn nhưng vẫn đủ cách xa để đánh giá tình hình một cách khách quan, từ đó họ sẽ gợi ý cho bạn những lời khuyên và giải pháp có ích.

Liệu

4. Giảm bớt khắt khe với bản thân

giam bot khat khe voi ban than
Ảnh: iStock

Khi chạm đến đỉnh điểm của kiệt sức, nó có thể khiến bạn cảm thấy bản thân thật thất bại và mất đi mục đích sống. Bạn mơ hồ về bản thân và tự trách rằng mình chẳng làm được gì ra trò, mình sẽ không bao giờ thực hiện được mục tiêu đã đề ra.

Kiệt sức rất nguy hiểm, nó sẽ khiến cho bạn ngộ nhận rằng bạn không thể làm dù cho thực tế mọi người cho rằng bạn sẽ thực hiện được điều đó.

phục hồi sau kiệt sức - iStock
Ảnh: iStock

Nếu người thân hay bạn bè bạn ở trong hoàn cảnh này bạn sẽ làm gì? Chắc hẳn là bạn sẽ đồng cảm và vỗ về an ủi thay vì nói những lời tiêu cực. Vậy thì với bản thân bạn, cũng hãy dành tình yêu thương và lòng trắc ẩn như vậy. Luôn nhắc nhớ chính mình rằng bạn không cần trở nên hoàn hảo và chỉ cần nghỉ ngơi rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi. Sau cùng thì những gì bạn có thể làm là luôn hết mình với điểm mạnh mà bạn có, nhưng sẽ dễ dàng hơn nếu bạn sử dụng những thế mạnh đó một cách thoải mái và không bị thúc ép.

5. Quan tâm tới sức khỏe thể chất và tinh thần

suc khoe
Ảnh: Getty Images

Chìa khóa quan trọng để đối phó với kiệt sức là một sức khỏe lành mạnh về cả thể chất lẫn tinh thần. Thực ra để giải quyết tình trạng kiệt sức rất đơn giản, bạn chỉ cần dành một chút thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng, song hầu như mọi người không muốn hoặc không thể làm vậy. Hãy chăm sóc bản thân thật tốt để sạc lại năng lượng, điều này giúp bạn thực hiện những cách chữa lành kiệt sức khác dễ dàng hơn.

Một số tips bạn có thể thử để cải thiện sức khỏe của mình, đó là:

Ngủ đủ và ngon giấc.

– Cân bằng cuộc sống cá nhân và các mối quan hệ xung quanh.

– Tập thể dục mỗi ngày.

– Ăn đủ chất và uống đủ nước.

– Thư giãn bằng yoga, ngồi thiền,…

quan tam suc khoe
Ảnh: wallhere

Qúa trình phục hồi sau khi kiệt sức là một chặng đường dài và không mấy dễ dàng, nhưng khi đã có suy nghĩ thoát ra và tìm cách giải quyết thì bạn đã thực hiện được bước đầu tiên. ELLE Man mong rằng những cách chữa lành trên sẽ giúp bạn thoát khỏi trạng thái kiệt quệ và xây dựng được một tinh thần vững vàng, bền bỉ trong cuộc sống.

Thiền

Bài: Oanh Nguyễn

Tham khảo: Healthline

xem thêm

No more