9 dấu hiệu “red flag” trong tình yêu mà bạn cần biết

Bài Tuan Anh

Hình ảnh “red flag” thường gắn liền với cảnh báo nguy hiểm. Ngày nay, nó dần trở thành phép ẩn dụ về một mối quan hệ độc hại cần tránh xa. Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu các dấu hiệu mà bạn nên cân nhắc khi quen ai đó.

 

Có những red flag rất dễ dàng nhận biết mà chúng ta thường bỏ qua. Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu qua bài viết sau.

Những

1. Hồ sơ hẹn hò của họ khác với thực tế

 

Tất cả chúng ta đều muốn tạo ấn tượng ban đầu thật tuyệt vời, tuy nhiên có sự khác biệt giữa việc thể hiện bản thân với thiếu trung thực. Nếu người đó nói họ cao 1m7 nhưng thực chất chỉ 1,6m, hoặc họ nói dối về nghề nghiệp, thì đây là tín hiệu bạn nên cẩn trọng. Ngoài ra, tính cách không trung thực cũng sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn khi cả hai xảy ra xung đột.

red flag
Ảnh: Unsplash

2. Sự ghen tuông và thích kiểm soát là một “red flag”

 

Bản thân sự ghen tuông không nhất thiết phải là một tín hiệu xấu. Trên thực tế, hầu hết chúng ta đều có thể cảm thấy hơi khó chịu hoặc bất an khi thấy ai đó mà chúng ta thực sự thích (hoặc yêu) cười tình với đồng nghiệp siêu nóng bỏng của họ. Tuy nhiên, cách đối tác của bạn quản lý những cảm xúc đó mới quan trọng.

 

Ví dụ: Nếu họ hét vào mặt bạn (Tại sao anh/em lại nói chuyện với người đó), hoặc ra lệnh cho bạn (Anh/em không được đi chơi với họ). Đó là dấu hiệu của một mối quan hệ nguy hiểm, thậm chí có thể bị lạm dụng. Hãy cẩn trọng.

 

3. Họ hạ thấp bạn, dù đó chỉ là trêu đùa

 

“Chỉ là trò đùa thôi” không phải là những lời nói thần kỳ có thể xóa đi sự xúc phạm. Sự mỉa mai quá mức, khiếu hài hước xấu tính hoặc những trò đùa thường xuyên chỉ ra khuyết điểm của bạn có thể là một “red flag” rất lớn. Đặc biệt hơn, khi bạn chia sẻ điều đó và đối phương vẫn tiếp tục thực hiện, hãy cân nhắc về vấn đề này.

red flag
Ảnh: Unsplash

4. Họ tiến đến một mối quan hệ mới quá nhanh

 

Red flag này không nhất thiết phải nói về một người nói “anh/em yêu em/anh” quá sớm hoặc chuyển đến sống chung sau 5 buổi hẹn hò.

 

Thay vào đó, nó liên quan đến một kiểu quan tâm mãnh liệt và quá mức, làm bạn từ từ phụ thuộc vào họ. Ví dụ, đối phương tặng bạn đồ quá đắt tiền khi mới gặp, cho bạn mượn số tiền lớn không đắn đo khi vừa quen. Cử chỉ có vẻ ngọt ngào này thường được theo sau bởi những hành động ngấm ngầm hơn, chẳng hạn như khiến bạn cảm thấy tội lỗi vì đã dành thời gian cho người khác hoặc tức giận khi bạn không làm điều họ muốn.

 

Vốn dĩ không có gì sai với một cuộc sống tình yêu diễn biến nhanh hoặc sôi động, miễn là bạn cảm thấy đúng. Tuy nhiên, hãy cẩn trọng nếu nó quá dồn dập.

 

5. Họ thô lỗ với những người làm trong ngành dịch vụ

 

Tin tốt là điều này sẽ sớm được làm rõ, chẳng hạn như trong buổi hẹn hò đầu tiên, trước khi bạn đầu tư vào một mối quan hệ lãng mạn. Nếu đối phương tỏ vẻ thô lỗ với nhân viên phục vụ, lái xe, pha chế, hãy cẩn trọng với họ. Bởi lẽ, hành động đó có thể bộc lộ quan điểm của đối phương về cấu trúc xã hội, ý thức về quyền lợi và cách họ phản ứng khi bản thân gặp khó khăn.

tình yêu
Ảnh: Unsplash

6. Hai người chiến tranh quá nhiều cũng là một “red flag”

 

Thỉnh thoảng chúng ta có thể tranh cãi về việc đối phương quên đổ rác hoặc khó chịu vô cớ (và sau đó xin lỗi) khi đang có tâm trạng tồi tệ. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy việc đánh nhau tái diễn trong một mối quan hệ, thì đó là điều cần phải suy ngẫm.

 

Nếu bạn cảm thấy thời gian tích cực, hòa hợp ít hơn xung đột, thì đã đến lúc bạn nên suy nghĩ nhiều hơn về mối quan hệ này.

 

7. Không ở cạnh bạn lúc khó khăn

 

Ví dụ: Nếu bạn cực kỳ căng thẳng trước một buổi thuyết trình công việc lớn hoặc chán nản về một số biến cố gia đình, thì đối phương nên là nguồn an ủi. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn đổ vấn đề của mình lên họ. Tuy nhiên, ít nhất, họ nên đồng hành cùng bạn.

tình yêu
Ảnh: Freepik

8. Người thân yêu của bạn có ác cảm với đối phương

 

Những người thân yêu luôn muốn thấy bạn hạnh phúc và thành đạt. Vì thế, bạn nên nhướng mày nếu họ không thực sự vui mừng về người yêu mới của mình.

 

Điều bạn cần là hãy hỏi chi tiết lý do tại sao người thân yêu không thích đối phương. Đặc biệt hơn, bạn cần chuẩn bị tinh thần để nghe lời khó chịu.

 

9. Sự thao túng là một “red flag” rõ ràng

 

Gaslighting là sự thao túng trong đó đối tác bóp méo thực tế, khiến bạn nghi ngờ nhận thức của mình bằng cách phủ nhận (“Anh/em chưa bao giờ nói điều đó”) hoặc bằng cách đổ lỗi cho bạn (“Anh/em quá nhạy cảm”).

 

Bởi vì gaslighting có thể khiến bạn nghi ngờ chính mình, nên bạn hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác như nhà trị liệu hoặc bạn bè đáng tin cậy để thảo luận về những gì bạn đang trải qua và hiểu rõ hơn về hành vi của đối phương.

Ảnh: tư liệu
Thao

__________

Bài: Thùy Dung

Tham khảo: self

No more